1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Nghệ An:

Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào

(Dân trí) - Những ngày đầu xuân Kỷ Sửu, chúng tôi có dịp trở lại mảnh đất Kỳ Sơn (miền Tây xứ Nghệ) để "xông" chợ phiên biên giới Việt - Lào cầu may cho một năm mới…

Từ TP Vinh lúc 3 giờ sáng, ngược quốc lộ 7 đoàn chúng tôi gồm 6 người trên 3 xe máy rong ruổi qua chặng đường dài gần 400 km mất gần 9 tiếng đồng hồ rồi cũng đến nơi an toàn: Chợ vùng biên biên giới Việt - Lào hiện ra trước mắt.
 
Không khí phiên chợ xuân đầu năm nơi biên giới Việt - Lào không nhộn nhịp tấp nập, không nhiều người mua, bán như hôm cuối năm. Chủ yếu những người đến với phiên chợ xuân đầu năm thể hiện tình liên kết giữa công dân 2 nước Việt - Lào trong không khí tết của người Việt Nam.
 
Tại đây bà con nhân dân Lào (chủ yếu là nhân dân huyện Noọng Hét) ngoài trao đổi mua bán hàng hoá, vải kiện, các sản vật làm được... còn thăm hỏi, chúc tết nhân dân Việt Nam.

Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 1
Hai vợ chồng này là người Lào đang mua sản vật của bà con nhân dân
huyện Kỳ Sơn, Nghệ An: "Mua cay vì nó sẽ mang lại may mắn cho gia
đình
khi được mua sản vật của Việt Nam trong năm mới".
 
Trong những câu chúc thân tình nơi phiên chợ, chúng tôi được một phiên dịch Việt Nam giải thích một số câu chúc như sau: “Năm mới kính chúc người bạn thân tình và có thể nói như anh em ruột trong gia đình có một cái tết đầy ấm no, hạnh phúc, thái hoà….”;
 
“Năm mới xin chúc bạn, gia đình bạn, bạn bè, người thân, anh em họ hàng, làng xóm… ngày đoàn kết hơn nữa. Đặc biệt, trong “mối tình” vốn có của nhân dân Việt Nam với chúng tôi vẫn luôn khắc ghi và tạc dạ…”
 
Huyện Kỳ Sơn được xem là “thủ phủ” của sương, của giá lạnh. Bởi chưa đến mùa đông, cách nhau khoảng 10m là không còn nhìn thấy nhau, giá lạnh ở đây có lúc chỉ còn 3 - 4 độ C…
 
Nhưng phiên chợ đầu năm đã xoá nhoà đi những cái đó, dành lại cho sự ấm áp là nhờ những lời chúc, những cái bắt tay thân tình, giữa trao đổi buôn bán vật sản do chính bàn tay của người dân hai nước mang đến chợ.
 
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 2

Chợ đầu xuân nơi biên giới Việt - Lào mặc dầu không đông đúc, tấp nập
nhưng vẫn giữ được nét riêng của nhân dân hai nước.

Phiên chợ biên giới đầu năm, không ồn ào náo nhiệt, không có nhiều đồ ăn uống, nhậu như trước tết, mà nhường lại là những mớ rau xanh trong rừng sâu, gà đen, cá khe, vải vóc như thổ cẩm… những thứ được xem là “đặc sản” của con người hai nước đem ra trao đổi buôn bán.
 
Những gì chúng tôi đi và ghi lại được trên văn bản cũng chưa thể đủ nhưng phần nào phiên chợ biên giới Việt - Lào qua một số hình ảnh: 

Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 3

Người mẹ này đang ngắm nghía con mình chọn mua được một cái mũ.
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 4

Chợ biên giới Việt - Lào đã có hàng chục năm qua, nhưng một thời bị
xoá bỏ vì không có người đến chợ. Gần chục năm nay, chợ biên giới
 này lại được chính quyền hai nước thiết lập trở lại...
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 5

Phiên chợ nào chị Phunkhun thặn Mani Vạt cũng đưa sản phẩm
làm được là hàng thổ cẩm để giao thương buôn bán.
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 6
Bên cạnh đó, hàng thùng vẫn được bà con lựa chọn.
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 7

Thổ cẩm là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi phiên chợ.
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 8

Chị Phunkhuôn Sặn nà Vạt Ta tỏ vẻ buồn vì hàng của mình chưa có người
 mua, chị cho rằng đầu năm mới nên ít người đến chợ nên hơi khó bán.
Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 9

Gà đen, rượu Lào không thể thiếu trong mỗi phiên chợ và rất được nhiều
thực khách dùng. Đến phiên chợ mà không ăn thịt gà đen, uống rượu Lào
thì chưa phải là đến chợ này...

Đầu năm “xông” chợ biên giới Việt - Lào - 10

Một góc chợ biên giới Việt - Lào ngày đầu năm mới.
 
Nguyễn Duy