1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV
  4. Cháy nhà trọ 14 người chết

“Thoát” cảnh tắc đường chỉ bằng 1 “click”?

Kẹt xe vốn đã trở thành chuyện “biết rồi, khổ lắm” với nhiều người dân tại Hà Nội và TPHCM, nhất là khi buộc phải tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Kéo theo đó là những hậu quả về môi trường, sức khỏe và cả sự lãng phí vô số thời gian quý giá.

Ùn tắc giao thông từ lâu đã trở thành “chuyện thường ngày” tại
Việt Nam
Ùn tắc giao thông từ lâu đã trở thành “chuyện thường ngày” tại Việt Nam

Tắc đường “lấy mất” của mỗi người 180 giờ mỗi năm

Thật khó để có thể vui vẻ chấp nhận tình trạng tắc đường triền miên giờ cao điểm ở nhiều tuyến đường tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh nhưng nếu không có lựa chọn nào khác thì hẳn phải “sống chung với lũ”. Chấp nhận bị kỷ luật, bỏ lỡ 1 cơ hội, cuộc hẹn… vì tới muộn giờ hay thu xếp thời gian di chuyển “né” giờ cao điểm là cách mà đa số người tham gia giao thông đã và đang lựa chọn để đối mặt với ùn tắc giao thông. Ấy vậy mà đâu có dễ “thoát nạn” tắc đường khi thời gian chỉ có ngần đó còn việc thì “đột xuất”, tắc đường thì “đột ngột”.

Anh Trọng Hưng (Quận Long Biên, Hà Nội) thường xuyên bị căng thẳng, bực bội do cung đường anh đưa con đi học có tới 2 điểm ùn tắc lớn. Và hôm nào cũng như hôm nào, hai bố con anh cũng mất gần 1 giờ vận dụng hết khả năng luồn lách giữa những dòng xe cộ dù đã cố gắng đi sớm để tránh giờ cao điểm.

Nhiều gia đình phải dậy sớm đưa con đi học mà cũng không
tránh được tắc đường
Nhiều gia đình phải dậy sớm đưa con đi học mà cũng không tránh được tắc đường

Riêng anh Thanh Sơn (TPHCM) chắc chắn sẽ không bao giờ quên được kỷ niệm cãi nhau đêm Noel với người yêu khi anh không tới kịp giờ chiếu phim tại rạp. Nguyên nhân cũng chỉ vì anh chủ quan, cho rằng đoạn đường không xa lắm nên sát giờ mới đi, tuy nhiên, do ít lưu thông vào giờ đó nên anh đã bị “kẹt cứng” giữa dòng xe cộ dài dằng dặc. Trong hoàn cảnh ấy, anh không có lựa chọn nào khác là vừa nhích từng bước theo dòng người, vừa gọi điện năn nỉ, xin lỗi người yêu.

Vẫn biết đã tắc đường là mất thời gian, nhưng có lẽ nhiều người sẽ phải giật mình khi biết rằng tổng số thời gian chúng ta mất vào ùn tắc giao thông có thể lên tới 180 giờ/năm theo số liệu thống kê của Khoa Kỹ thuật giao thông, trường ĐH Bách khoa TPHCM. Rõ ràng, dù bạn có phải là “tỷ phú thời gian” hay không thì 1 phút cũng đáng quý, chưa kể tới 180 giờ.

Và hãy thử suy nghĩ chút nhé, nếu bạn không bị lãng phí một cách vô ích 180 giờ trong một năm, bạn sẽ có thể về nhà cùng ăn bữa cơm với cha mẹ được nhiều hơn, có thể đưa đón con đi học cả tuần, có thể cùng ngồi uống café, hàn huyên với bạn bè cũ nhiều hơn hay thậm chí chỉ là tự dành cho mình những giấc ngủ sâu sau một ngày làm việc mệt mỏi. Bạn thấy không, ùn tắc giao thông đã “đánh cắp” của bạn không chỉ thời gian, mà còn cả những khoảnh khắc vô giá trong cuộc sống.

Giải pháp: Từ kinh nghiệm tới công nghệ

Có lẽ, do phải đối mặt với ùn tắc giao thông từ lâu nên mỗi người tham gia giao thông bây giờ đều có “bỏ túi” những kinh nghiệm riêng để tránh tắc đường. Dễ áp dụng nhất là tránh đi vào giờ cao điểm, trừ hao thời gian tắc đường, chọn đường vòng để tránh chỗ tắc. Còn với những người “không có sự lựa chọn nào khác” thì trèo lên vỉa hè, đi ngược chiều, lấn đường thường được xem là giải pháp “hiệu quả. Riêng với những người có ô tô, do không thể vận dụng nhiều “chiêu trò” như khi đi xe máy nên bí kíp vàng họ thường lựa chọn là nghe bản tin của Kênh VOV Giao thông Quốc gia.

Đi ngược chiều…
Đi ngược chiều…
...hay leo lên vỉa hè là những giải pháp “thông dụng” khi tắc
đường
...hay leo lên vỉa hè là những giải pháp “thông dụng” khi tắc đường

Là người từng có ô tô, sau do tính chất công việc đi nhiều lại thường ở những khu vực khó tìm chỗ đỗ ô tô ( như khu vực phố cổ ở Hà Nội) nên chị Phương Nga (Q. Cầu Giấy) chuyển sang đi xe máy. Thời gian đầu, chị phải dùng tai nghe để có thể tiếp tục nghe kênh VOV Giao thông phát qua điện thoại. Tuy nhiên, các thao tác này rõ ràng là phức hợp hơn so với ngồi ô tô nên dần dần chị cũng bỏ, chỉ dựa vào google map và kinh nghiệm cá nhân để chọn tuyến đường ít tốn thời gian nhất.

Mới đây, khi đang tranh thủ tìm đường trên google map để chuẩn bị đến bữa tiệc nhỏ của gia đình, chị Nga được đồng nghiệp bày cho tìm đường trên ứng dụng VOV Bản đồ giao thông. Tải ứng dụng này về từ kho dữ liệu của Samsung, chị Nga thấy thật sự phấn chấn khi không chỉ tìm được quãng đường ngắn nhất, ứng dụng này còn cho chị biết những cung đường nào đang tắc và di chuyển như thế nào sẽ hợp lý nhất. Vậy là hôm đó chị Nga được dịp “phổng mũi” khi đưa cả nhà sang ăn cỗ đúng giờ hẹn, không phải chịu cảnh đến nơi thì rượu đã cạn, chuyện đã vơi.

Tìm hiểu kỹ hơn, chị Nga còn khám phá thêm được nhiều tính năng thú vị của ứng dụng này như xem trưc tiếp các hình ảnh về tình trạng giao thông từ các camera của kênh VOV giao thông, cập nhật ngay lập tức những nút giao thông đang ùn tắc. Ngoài ra, chị Nga còn rất ủng hộ tính tương tác của ứng dụng này khi chị có thể thông báo những “điểm đen giao thông” cho mọi người cùng biết qua tính năng chụp hình và cập nhật trực tiếp lên ứng dụng thông minh này.

Ứng dụng được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Ứng dụng được thiết kế với giao diện thân thiện, dễ sử dụng
 

Chị Nga tâm sự: “Mình nghĩ rằng nếu mọi người đều dùng ứng dụng này, cộng thêm với ý thức giao thông nghiêm túc thì ít phải nhắc đến khái niệm tắc đường”.

Ứng dụng “VOV Bản đồ giao thông” là một ứng dụng thiết thực được Kênh VOV Giao thông Quốc gia phối hợp cùng Công ty Điện tử Samsung Việt Nam mang đến cho người sử dụng với mong muốn cải thiện được thực trạng giao thông hiện nay, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân và xã hội.

Cách tải ứng dụng “VOV bản đồ giao thông” từ Samsung Apps/Google Play Store:

Bước 1: Mở ứng dụng Samsung Apps/Google Play Store

Bước 2: Chọn chức năng tìm kiếm (Search) và gõ từ khóa “VOV bản đồ giao thông”

Bước 3: Nhấn chọn ứng dụng, nhấn “Install” để tải & cài đặt.

Nhân Hà