1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

Nhộn nhịp cúng sao giải hạn đầu năm

(Dân trí) - Hàng năm, cứ đến ngày mùng 8 tháng Giêng, người người lại lên chùa cúng sao giải hạn với quan niệm đây là ngày đại hội chư tinh, cầu mong một năm mới an lành, khỏe mạnh, hóa giải mọi điều trắc trở…

Theo quan niệm dân gian, mỗi người vào mỗi năm có một sao chiếu mệnh. Tất cả có 9 ngôi sao, cứ sau 9 năm lại luân phiên ứng với một cá nhân. Trong các ngôi sao này, có ngôi sao rất tốt, cũng có ngôi sao rất xấu. Các sao tốt mang lại bình an, sao xấu mang đến nhiều vận hạn.

 

Người Việt cũng quan niệm, trong năm có sao xấu thì gặp nhiều điều không may mắn, gặp những vận đen. Đặc biệt là những người có năm tuổi ứng với ngôi sao vận hạn thì đều mong muốn cúng sao giải hạn cho mình. Vì thế vào những ngày đầu xuân, người đến chùa cúng sao để cầu mong một năm an lành, khỏe mạnh rất đông.

 

Theo ghi nhận của PV Dân trí, tại nhiều chùa như Vĩnh Nghiêm (Q. 3, TPHCM), chùa Huê Nghiêm (Q. Thủ Đức - TPHCM), chùa Hội Khánh, chùa Tây Tạng (Bình Dương),... chật kín người dân đội sớ cầu an.

 

Tấp nập ghi sớ cầu an.


Tấp nập ghi sớ cầu an.


Tấp nập ghi sớ cầu an.

Tấp nập ghi sớ cầu an.

 

Có gia đình tất cả mọi người cùng nhau lên chùa đội sớ cúng với hi vọng sẽ tự mình cầu an lành, may mắn trong năm mới. Có gia đình chỉ cử một đại diện đi cúng cho cả nhà.  Nhưng cũng có trường hợp ghi tên lại rồi gửi lại cho thầy, miễn có tên trong danh sách đọc lên là được.

 

Chị Nguyễn Thị Hoa (Q. Gò Vấp) lần đầu đến chùa cúng sao cho biết: “Mọi năm gia đình tổ chức cúng tại nhà, nhưng năm nay bận nhiều việc không có thời gian nên đến chùa. Chỉ mong một năm mới an lành, mọi điều xui xẻo không đến với gia đình mình”.

 

Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.


Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.


Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.

Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.


Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.

Đội sớ nghe thầy đọc danh sách cúng cầu an.

 

Còn cô Lê Ngọc Lan (Q. 3) cho biết: “Mọi năm tôi đều đến chùa để cúng sao giải hạn cho con cháu mình, tụi nhỏ bận nhiều việc nên cũng không có thời gian đi. Năm nào tôi cũng đại diện gia đình đi cúng, chỉ mong mọi điều tốt đẹp đến với chúng nó, làm ăn không gặp vận đen, một năm khỏe mạnh”.

 

Cúng sao giải hạn không xuất phát từ nhà Phật mà ảnh hưởng từ tín ngưỡng dân gian. Đa phần việc cúng sao diễn ra vào những ngày mùng 4, mùng 6 Tết. Đặc biệt vào ngày mùng 8, nhiều người tranh thủ đi cúng vì cho rằng đây là ngày đại hội chư tinh. Ngoài ra, nhiều nơi cũng cúng sao giải hạn vào các ngày 12, 14, 15,… tháng Giêng.

 

Thượng tọa Thích Huệ Thông, trụ trì chùa Hội Khánh cho biết: “Phật giáo không có hình thức cúng sao giải hạn. Cúng sao giải hạn là tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì cũng tùy thuận theo cái tập tục có sẵn ở từng địa phương, và theo từng hoàn cảnh, theo từng vị trụ trì của những  ngôi chùa khác nhau mà chuyển sang hình thức cúng cầu an và có thể có cách cúng khác nhau”.

 

Cúng cầu an thì có tụng kinh cầu an, kinh dược sư, nhưng về nghi thức vẫn đọc danh sách, đọc sớ. Cầu an là vấn đề tâm linh. Đầu năm ai cũng mong muốn sự an lành, mọi việc không trắc trở. Khi người dân đến chùa đặt niềm tin vào phật giáo, và ngược lại Phật giáo chịu ảnh hưởng của tín ngưỡng dân gian thì tạo nên sự giao thoa văn hóa nên đôi lúc gây ra nhầm lẫn. Vấn đề quan trọng là người dân được thấy an lành và phật giáo giúp họ không đi theo mê tín dị đoan và chuyển về niềm tin chánh tín.

 

Ùn tắc đường vào chùa vì quá đông người đi cúng sao giải hạn.
Ùn tắc đường vào chùa vì quá đông người đi cúng sao giải hạn.

 

Minh Kiệt - Quốc Anh