1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. TPHCM "khát" cây xanh
  4. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai

TPHCM:

Khánh thành nhiều công trình chào mừng 40 năm thống nhất đất nước

(Dân trí) - Ngoài công trình phố đi bộ Nguyễn Huệ chính thức được đưa vào vận hành sáng 29/4, nhiều công trình tiêu biểu chào mừng 40 năm thống nhất đất nước cũng đã kịp hoàn thành, đưa vào khai thác…


công trình tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 40 thống nhất đất nước

Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Dự án quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ bắt đầu từ UBND TP đến công viên Bến Bạch Đằng, chiều rộng 64m, dài 670m. Các hạng mục chính gồm nâng cấp, cải tạo mặt đường và vỉa hè hiện hữu bằng đá tự nhiên thành quảng trường đi bộ, xây dựng lại hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hồ phun nước, trung tâm điều khiển ánh sáng, nhạc nước,… với tổng kinh phí gần 430 tỷ đồng.

Phố đi bộ Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa
Phố đi bộ Nguyễn Huệ trong ngày đầu mở cửa

Sau 7 tháng thi công, ngày 29/4 công trình đã chính thức đưa vào vận hành, chào đón khách tham quan, thưởng ngoạn. Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh được đánh giá là điểm nhấn nghệ thuật trên khu phố đi bộ Nguyễn Huệ. Theo UBND thành phố, tượng đài được làm bằng đồng với tư thế đứng sẽ là công trình mang tầm vóc lịch sử tại thành phố mang tên Bác.

Hai bên dọc khu phố đi bộ được bố trí 108 cây Lộc vừng, 62 cây Giáng hương để tăng cường bóng mát. Trong khi đó, tại khu vực Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh là những hàng sứ, dầu đang phát triển xanh tốt. Ngoài ra còn có hơn 100 bồn hoa di động.

Thời gian tới sẽ có 160 ghế gỗ được đặt dọc khu phố, được làm từ nguồn cây xanh bị đốn hạ để phục vụ ga tàu điện ngầm. Trong tháng 6/2015, hệ thống xe điện đưa đón khách từ khu vực công viên 23/9, Thảo Công viên và các địa điểm du lịch của quận 1 đến phố đi bộ sẽ được đưa vào vận hành.

Ngoài ra, khu vực này sẽ được lắp đặt wifi miễn phí,  bố trí nhiều trạm thông tin, cung cấp các địa điểm tham quan, du lịch, trung tâm mua sắm,… Đồng thời, TPHCM sẽ có quy chế quản lý đối với phố đi bộ Nguyễn Huệ, chương trình khai thác du lịch, tổ chức sự kiện văn hóa,…

Kênh Tân Hóa – Lò Gốm

Kênh
Tân Hóa – Lò Gốm nhìn từ trên cao
Kênh Tân Hóa – Lò Gốm nhìn từ trên cao

Công trình cải tạo kênh Tân Hóa – Lò Gốm được khởi công từ tháng 12/2011 và khánh thành vào ngày 5/4/2015, là một trong những dự án thành phần của tiểu dự án nâng cấp đô thị TPHCM có tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, chưa kể hơn 1.700 tỷ đồng chi phí bồi thường, giải tỏa và tái định cư cho hơn 1.500 hộ dân và tổ chức.

Kênh Tân Hóa - Lò Gốm chảy qua bốn quận Tân Bình, Tân Phú, quận 11 và quận 6, dài khoảng 7,5km với một số nhánh phụ dài hơn 1km. Hiện nay, công trình đã hoàn thành gần 8km bờ kè mái dốc và tường chắn dọc 2 bên bờ kênh, cùng 11,5km đường dọc kênh. Trong đó, đường lưu thông trên lưng cống hợp có từ 2 – 4 làn xe và đường dọc kênh hở với 1 – 2 làn xe. Lòng kênh được nạo vét, khơi dòng chảy. Hệ thống cống bao phục vụ thu gom, kiểm soát tình trạng ngập lụt của lưu vực kênh Tân Hóa – Lò Gốm. Giếng tách dòng phục vụ tách hệ thống nước thải và nước mưa để thu gom vào hệ thống xử lý nước thải, tránh xả thải trực tiếp ra môi trường. Xây dựng 12 cây cầu bắc qua kênh, cùng hệ thống chiếu sáng, hoa viên, tiểu cảnh, mảng xanh…

Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang

Công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gìn văn hóa nghệ thuật dân
tộc
Công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc gìn văn hóa nghệ thuật dân tộc

Tọa lạc tại 136 Trần Hưng Đạo, quận 1, trung tâm nghệ thuật cải lương Trần Hữu Trang, với thiết kế kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Công trình gồm 5 tầng lầu, một tầng hầm với 600 chỗ ngồi cùng hệ thống thang máy và thang cuốn sang trọng,… Công trình có tổng kinh phí xây dựng hơn 132 tỷ đồng.

Công trình được đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng được đầu tư hiện đại. Ngoài chức năng biểu diễn, công trình còn bố trí các sân khấu thể nghiệm, khu làm, khu đào tạo diễn viên, phòng truyền thống và khu vực sản xuất băng đĩa,...

Bia tưởng niệm Cầu Rạch Chiếc

Bia tưởng niệm cầu Rạch Chiếc tại khu vực giáp ranh quận 2 và quận 9
Bia tưởng niệm cầu Rạch Chiếc tại khu vực giáp ranh quận 2 và quận 9

Công trình được xây để tưởng nhớ sự hy sinh của 52 chiến sĩ Tiểu đoàn 81 (Lữ đoàn 316) và 2 phân đội Z22, Z23 (Lữ đoàn đặc công biệt động) trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975.

Theo đó, từ khuya ngày 27/4/1975 các chiến sĩ đã bất ngờ xông lên đánh chiếm cầu Rạch Chiếc và giữ cầu đến sáng 30/4/1975 cho Lữ đoàn xe tăng của Quân đoàn 2 tiến qua để vào chiếm Dinh Độc Lập.

Quốc Anh – Phạm Nguyễn