1. Dòng sự kiện:
  2. Nổ xưởng gỗ ở Đồng Nai
  3. 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lào Cai:

Đi xem người Mông duốc cá

(Dân trí) - Một số người Mông đã chọn mảnh đất Khe Phàn (thôn 5 Khe Phàn, xã Sơn Thuỷ, huyện Văn Bàn) để định cư. Mảnh đất Khe Phàn này nằm dọc theo suối Nhù, có lẽ vì thế mà người Mông nơi đây đã bám con suối này để mưu sinh.

Vào ngày nắng nhất, khi mặt trời đứng bóng, đàn ông trong thôn tay nồi, tay chài lưới kéo nhau ra suối Nhù như đi hội. Một trong những kế mưu sinh ở đây chính là duốc cá.
 
Điểm duốc cá không phải theo dòng nước chảy mà là chỗ nước đọng sau trận lũ đi qua. Xếp 3 hòn đá suối thành “kiềng”, người đi kiếm củi, người chặt lá cây cơi, nửa tiếng sau nồi nước lá cơi sôi sùng sục, màu đỏ sậm.
 
Hai người đàn ông cẩn trọng khiêng đổ xuống nước. Bỗng chốc cả vùng nước chuyển sang màu đỏ. Không phải một mà 5 - 6 nồi nước lá cơi mới đủ. Ngay khi nước lá cơi được đổ xuống, người người lội xuống, khuấy nước để nước lá cơi lan đều. Sau 1 - 2 tiếng, cá “say”, nổi lên mặt nước là mọi người dễ dàng bắt cá.
 
Khi mặt trời ngả bóng, công việc duốc cá cũng kết thúc, người nào cũng có cá suối mang về, thêm một món đặc sản cho bữa tối của gia đình. Ông Hạng A Châu (người đi duốc cá) cho biết: Cứ mỗi tháng người dân trong thôn lại duốc cá một lần, mỗi lần thu được 7 - 8 kg cá suối.
 
Đây là phong tục và cách bắt cá bị lên án vì đã hủy hoại môi trường sống và khả năng phát triển tự nhiên của cá suối.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 1
Một điểm duốc cá.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 2
Đi tìm lấy lá Cơi.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 3
Đổ nước lá Cơi để duốc cá.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 4
Cá bị say người dân dùng chài để bắt.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 5
Trẻ nhỏ cũng đi duốc cá.
 
Đi xem người Mông duốc cá - 6
Thành quả sau một buổi duốc cá.
 
Thanh Nam - Ngọc Bằng