Những bộ hài cốt đắt giá nhất thế giới

(Dân trí) - Mỗi bộ hài cốt dưới đây đều được khảm vô số vàng bạc, đá quý với giá trị lên tới hàng tỉ VND. Bên trong mỗi bộ hài cốt đắt giá đều chứa đựng những bí ẩn...

Nhà sử học người Mỹ Paul Koudounaris trong suốt những năm qua đã âm thầm thực hiện một dự án đặc biệt. Ông đi khắp các nước Châu Âu để săn lùng những “cổ vật rùng rợn” - một loạt những bộ hài cốt có niên đại hàng trăm năm tuổi, nằm bí mật trong một số nhà thờ tại Châu Âu.

Điểm đặc biệt của những bộ hài cốt này là chúng được khảm đầy vàng bạc, đá quý. Nhìn vào những “tác phẩm nghệ thuật” này, người xem sẽ vừa ngưỡng mộ vừa ghê sợ.

Nhà sử học Paul Koudounaris đã bỏ công tìm kiếm những bộ hài cốt bí mật này và lần đầu tiên giới thiệu đến cho công chúng.

Trong quá trình làm việc với những bộ xương kỳ bí này, ông Koudounaris được những người quản lý nhà thờ, tu viện cho biết đây là hài cốt của những tín đồ Thiên Chúa Giáo tử vì đạo. Tuy vậy, sự tồn tại của những bộ hài cốt này hầu như không được công chúng biết tới, chúng bị giấu kín và gần như đã chìm vào quên lãng.

Bộ hài cốt của
thánh Valerius nằm ở thị trấn Weyarn, bang Bavaria, Đức.

Bộ hài cốt của thánh Valerius nằm ở thị trấn Weyarn, bang Bavaria, Đức.

Bộ hài cốt của
thánh Albertus ở Burgrain (Đức) và thánh Felix ở Sursee (Thụy Sĩ).

Bộ hài cốt của thánh Albertus ở Burgrain (Đức) và thánh Felix ở Sursee (Thụy Sĩ).

Những bức ảnh của nhà sử học Paul Koudounaris hiện giờ đã làm dấy lên một đề tài nghiên cứu mới, theo đó, các nhà khảo cổ muốn làm rõ hơn thông tin về những bộ hài cốt hàng trăm năm tuổi được khảm đầy trang sức quý này. Đây cũng là lần đầu tiên đề tài lịch sử này được đưa ra công khai và thu hút sự quan tâm rộng lớn tới như vậy.

Theo ông Koudounaris, hồi thế kỷ 16, hàng ngàn bộ xương đã được đào lên từ những hầm mộ cổ có từ thời La Mã, sau đó những bộ xương này đã được đưa về các nhà thờ, tu viện ở một số nước Châu Âu như Đức, Áo, Thụy Sĩ theo lệnh của tòa thánh Vatican.

Hồi thế kỷ 16 từng diễn ra phong trào cải cách của những người theo đạo Tin lành. Trong quá trình cải cách này, không ít những di hài thiêng liêng bị phá hoại, không còn nguyên vẹn. Quyết định của tòa thánh Vatican là để các nhà thờ, tu viện có được những di hài mới nguyên vẹn thay thế bằng cách lấy hài cốt từ hầm mộ cổ thời La Mã lên.

Vì vậy, đây không phải là di hài của những tín đồ Thiên Chúa giáo từng tử vì đạo mà chỉ là những bộ hài cốt được đào lên từ những hầm mộ cổ thời La Mã, bỗng nhiên được trở thành thánh tích.

Di hài thánh
Benedictus.

Di hài thánh Benedictus.

Di hài thánh
Deodatus ở Rheinau (Thụy Sĩ) và thánh Valentinus ở Waldsassen (Đức).

Di hài thánh Deodatus ở Rheinau (Thụy Sĩ) và thánh Valentinus ở Waldsassen (Đức).

Di hài thánh
Getreu ở Ursberg, Đức.

Di hài thánh Getreu ở Ursberg, Đức.

Mỗi bộ hài cốt được phong thánh tích đều được trang trí cầu kỳ bằng vàng bạc, đá quý trị giá lên tới hàng tỉ VND. Những món đồ trang sức quý giá này đã được các tín đồ sùng đạo đặt làm và tặng cho các nhà thờ, tu viện để trang trí cho các di hài thần thánh.

Di hài thánh
Friedrick ở tu viện Benedictine, Melk, Áo.

Di hài thánh Friedrick ở tu viện Benedictine, Melk, Áo.

Xương bàn tay của
thánh Valentin ở Bad Schussenreid (Đức) và thánh Munditia ở Munich (Đức).

Xương bàn tay của thánh Valentin ở Bad Schussenreid (Đức) và thánh Munditia ở Munich (Đức).

Những bộ xương vô danh này được đặt tên như các vị thánh nhưng thực tế không có bộ xương nào trong số này thực sự là di hài của một vị thánh có thật trong lịch sử Thiên Chúa giáo.

Thực tế này được các thầy tu xưa kia biết rất rõ. Cho tới trước thế kỷ 19, đã có những nhà thờ quyết định truất bỏ danh thánh của những bộ hài cốt này và không coi chúng là thánh tích nữa nhưng cho tới nay vẫn có một số nhà thờ còn lưu giữ lại những thánh tích “giả” này.

Di hài thánh
Vincentus ở Stams, Áo được phủ một lớp vàng lá.

Di hài thánh Vincentus ở Stams, Áo được phủ một lớp vàng lá.

Bộ hài cốt thánh
Deodatus và thánh Luciana ở Heiligkreuztal, Đức.

Bộ hài cốt thánh Deodatus và thánh Luciana ở Heiligkreuztal, Đức.

 

Tầm quan trọng của những thánh tích này không nằm ở giá trị lịch sử của chúng bởi thực chất nguồn gốc, xuất xứ của chúng rất mơ hồ nhưng đối với những người dân theo đạo ở các thế kỷ trước, những di hài này có ý nghĩa tâm linh to lớn.

Chúng từng được coi là hiện thân của sự màu nhiệm, gia tăng sự kết nối, gắn bó giữa người dân với nơi họ sinh sống, khiến họ tin rằng nơi mình đang sống là một vùng đất thiêng liêng, thần thánh.

 

 

Bích Ngọc

Theo Dailymail