Người trung cổ chụp ảnh như thế nào?

(Dân trí) - Thời trung cổ, người ta chưa biết tới máy ảnh. Vậy, họ chụp ảnh như thế nào?

Muốn lưu lại chân dung của một người còn có cách vẽ tranh nhưng cách này khá tốn kém, vì vậy, Silhouette Portraiture (khắc họa chân dung bằng cách cắt bóng) được sử dụng như một biện pháp bình dân phổ biến.

Một ví dụ cho khắc họa chân dung bằng cách cắt bóng. Bạn có nhận ra đây là ai?

Một ví dụ cho khắc họa chân dung bằng cách cắt bóng. Bạn có nhận ra đây là ai?

Để thực hiện một bức chân dung bằng phương pháp cắt bóng, người thợ tạo hình trên một tờ giấy bản màu đen, cắt sao cho rìa mép của hình giống với mẫu nhất. Ở phần bên trong của khối hình không có bất cứ chi tiết nào khác và thường sau khi đã cắt bóng xong, tác phẩm sẽ được đặt trên bìa màu sáng rồi đem đóng khung. Phương pháp tạo hình, cắt bóng có thể rất đơn giản cũng có thể rất cầu kỳ và trở thành một tác phẩm nghệ thuật.

Chân dung nữ nhà văn nổi tiếng của Anh Jane Austen

Chân dung nữ nhà văn nổi tiếng của Anh Jane Austen

Cách ký họa chân dung này đã có tại Châu Âu từ hàng trăm năm trước và khi đó, nó được coi như một môn nghệ thuật hay một nghề thủ công đặc biệt. Trước khi biện pháp chụp ảnh được phát minh, cách duy nhất để lưu lại hình ảnh của một người trong bộ hồ sơ hoặc cuốn album gia đình là dùng phương pháp cắt bóng này.

Chân dung nữ nhà văn nổi tiếng của Anh Jane Austen


Đạo cụ để có thể “hành nghề” là hai chiếc ghế, một ngọn đèn, một chiếc kéo và một thùng giấy đen. Thời gian tiến hành một bức chân dung cắt bóng có thể từ vài phút cho tới vài giờ, kích cỡ một bức chân dung có thể bé xíu để nhét vào chiếc đồng hồ quả quýt hoặc lớn bằng với tỷ lệ người mẫu.

Chân dung nữ nhà văn nổi tiếng của Anh Jane Austen


Về sau, biện pháp cắt bóng được phát triển rộng ra và có rất nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Đó có thể là những bức tranh phức tạp, nhiều chi tiết được cắt từ giấy đen sau đó đặt lên bìa giấy trắng.

Một bức tranh khắc họa nhà văn Goethe.

Một bức tranh khắc họa nhà văn Goethe.

Một trang sách trong cuốn tiểu thuyết cổ. Bức hình minh họa cho một cảnh trong truyện.

Một trang sách trong cuốn tiểu thuyết cổ. Bức hình minh họa cho một cảnh trong truyện.

Bìa của cuốn truyện “Giết con chim nhại” được thiết kế theo phong cách “Silhouette Portraiture”.

Bìa của cuốn truyện “Giết con chim nhại” được thiết kế theo phong cách “Silhouette Portraiture”.

Chính từ ý tưởng về nghệ thuật tạo hình bằng cách hắt bóng mà sau này người ta đã sản sinh ra một môn nghệ thuật sân khấu vô cùng thú vị. Đó là nhà hát “chiếu bóng” - nơi tất cả những gì khán giả nhìn thấy là những tạo hình với bóng của diễn viên. Hình thức kịch nghệ này đặc biệt được yêu thích tại Paris hồi cuối thế kỷ 19.

Một ví dụ về “nhà hát chiếu bóng”

Khi phim câm còn thịnh hành, biện pháp hắt bóng cũng rất được ưa chuộng trong quá trình sản xuất phim để tạo nên hiệu ứng kịch tính trong những cảnh gay cấn, rùng rợn hoặc ẩn chứa nhiều tầng nghĩa sâu xa mà chỉ với diễn xuất đơn thuần không lời của diễn viên khó lòng diễn đạt hết.

Bìa của cuốn truyện “Giết con chim nhại” được thiết kế theo phong cách “Silhouette Portraiture”.


Ngay cả điện ảnh hôm nay vẫn có nhiều cảnh phải viện tới biện pháp đổ bóng này để tạo hiệu ứng như ý.

Biện pháp hắt bóng cũng được sử dụng cả trong nhiếp ảnh.


Biện pháp hắt bóng cũng được sử dụng cả trong nhiếp ảnh.

Biện pháp hắt bóng cũng được sử dụng cả trong nhiếp ảnh.


Biện pháp hắt bóng cũng được sử dụng cả trong nhiếp ảnh.


Biện pháp này cũng thường được sử dụng trên truyền hình khi những cuộc phỏng vấn nhạy cảm được tiến hành và nhân vật chính muốn ẩn danh tính, họ sẽ vẫn xuất hiện trong đoạn băng hình nhưng cách quay sẽ tạo hiệu ứng để chỉ nhìn thấy bóng hắt của họ.

Biện pháp hắt bóng cũng được sử dụng cả trong nhiếp ảnh.

Một ví dụ nữa cho ứng dụng của tạo hình, cắt bóng trong cuộc sống: Những biển báo giao thông, những ký hiệu bằng hình ảnh đơn giản ta thấy hàng ngày.

 
 
Pi Uy
Theo CNTV