PhotoStory

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân

Thực hiện: Trịnh Nguyễn

(Dân trí) - Đi chùa dịp Tết đã trở thành một truyền thống lâu đời của người dân TPHCM. Những ngày này, nhiều người dân từ khắp nơi đổ về các ngôi chùa để cầu bình an và mong nhận được điều tốt lành trong năm mới.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 1

Những ngày này, một số ngôi chùa tại TPHCM như chùa Ngọc Hoàng (quận 1), chùa Bà Thiên Hậu (quận 5), Chùa Giác Lâm (quận Tân Bình),... thu hút nhiều người dân tới tham quan, đi lễ cầu bình an đầu năm mới.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 2

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, tại chùa Bà Thiên Hậu (quận 5), từ sớm nhiều người dân chuẩn bị hương, quả và tiền vàng để làm lễ cúng, cầu may.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 3

Với tuổi đời gần 300 năm, ngôi chùa này trở thành địa điểm tâm linh thu hút nhiều người đến hành hương, khấn nguyện mỗi dịp Tết đến xuân về. Chùa Bà Thiên Hậu (quận 5)  cũng được biết đến là một trong những ngôi chùa lâu đời nhất tại TPHCM.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 4

Trong bầu không khí yên bình và tôn nghiêm, người dân luôn cẩn thận trong các hoạt động như lễ cúng, đốt nhang.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 5

Những ngày đầu năm, nhiều chùa ở TPHCM mở cửa đón tiếp người dân đến viếng, làm lễ và cầu phúc cho một năm mới tràn đầy tài lộc, sức khỏe và hạnh phúc.

''Tôi năm nào cũng đi chùa Bà Thiên Hậu, vì nơi đây cũng là một trong những địa điểm để chúng tôi nhớ về quê hương và cầu may mắn cho gia đình'', bà Huỳnh Quang Thùy (63 tuổi, người Việt gốc Hoa) chia sẻ.     

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 6

Bộ lễ cúng gồm nhang, đèn cầy và giấy cúng được bán với  giá dao động từ 40.000 đến 80.000 đồng/bộ. Ban quản lý sẽ hướng dẫn cách khấn nguyện trước tượng bà Thiên Hậu, giấy cúng để gửi lời nguyện ước của mình.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 7

Trong lễ cúng, nghi thức rót dầu để thể hiện sự tôn trọng và tri ân đối với các vị thần, tổ tiên hoặc thần linh. Rót dầu là nghi thức để cầu bình an, may mắn.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 8

Ngoài ra, người dân đến thăm viếng cũng xin quẻ đầu năm mới để mang lại sự may mắn. Quẻ đầu năm được xem là cách để giải vận hạn và mang lại sự thành công trong năm mới.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 9

Sau khi thăm chùa, nhiều người dân chụp ảnh lưu niệm, tạo nên một không khí tưng bừng và vui vẻ. Đây cũng là dịp giúp mọi người quây quần bên nhau sau những ngày bận rộn của Tết Nguyên đán.

''Mọi năm gia đình chúng tôi đi du lịch, năm nay kinh tế khó khăn nên đi tham quan, đi lễ chùa ở quanh TPHCM. Thấy bất ngờ vì ở đây có nhiều không khí ngày Tết, ai cũng phấn khởi'', chị Phạm Thu Hương (38 tuổi, quận 8) chia sẻ.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 10

Khu vực khuôn viên chùa Bà Thiên Hậu có một cái hồ nuôi rùa để du khách tham quan. Trong đạo Phật, rùa được xem là biểu tượng của sự giàu có, trường thọ và may mắn.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 11

Tương tự, tại khu vực chùa Quan Âm (quận 5) cũng đông đúc người dân cúng viếng, cầu may mắn và bình an trong những ngày đầu năm mới.

Ngôi chùa cổ gần 300 tuổi tấp nập người dân thăm viếng đầu xuân - 12

Việc đi lễ chùa đầu xuân không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn là cơ hội để người dân TPHCM tận hưởng không khí của một năm mới đầy hi vọng và niềm vui.