1. Dòng sự kiện:
  2. phim "Đào, phở và piano" gây sốt, cháy vé
  3. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Huế:

Ngắm các sản vật quý hiếm tại triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”

(Dân trí) - Từ ngày 27/2 đến 5/5 tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (số 3 Lê Trực, TP Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế kết hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã tổ chức triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”.

Triển lãm lần nhằm chào mừng chuyến thăm lịch sử đến Việt Nam gồm Thủ đô Hà Nội và Cố đô Huế của Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu Michiko.

Toàn cảnh buổi ra mắt triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”
Toàn cảnh buổi ra mắt triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử”

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Nhật Bản và Việt Nam hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XVI...

Triển lãm “Giao thương Nhật - Việt trong lịch sử” giới thiệu đến công chúng sưu tập gốm Hizen hoa lam và sưu tập đồ sứ đại diện cho bốn dòng đồ sứ màu nổi tiếng của Nhật Bản vào thế kỷ XVII- XVIII, đó là: Kakiemon, Imari, Kutani và Nabeshima.

Các chóe sứ Imari của Nhật Bản, trang trí phong cảnh và nhân vật
Các chóe sứ Imari của Nhật Bản, trang trí phong cảnh và nhân vật

Chóe sứ Imari trang trí nhân vật
Chóe sứ Imari trang trí nhân vật

Đặc biệt, triển lãm lần này còn trưng bày bộ sưu tập gương đồng Nhật Bản do dòng họ Fujiwara lừng danh ở Nhật Bản chế tác vào cuối thế kỷ XVII đầu XVIII. Bên cạnh đó là các cổ vật của Việt Nam từng là những mặt hàng được thương nhân người Nhật ưa chuộng như trầm hương, sừng tê giác.

Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu một số văn thư trao đổi giữa chính quyền chúa Nguyễn với chính quyền Nhật Bản vào đầu thế kỷ XVII, những “hợp đồng” mua bán hàng hóa giữa thương nhân Nhật Bản với thương nhân Việt Nam và phiên bản 3 bức tranh cuộn nổi tiếng (tranh Trà Ốc Tân Lục Giao Chỉ độ hàng đồ quyển; tranh Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển và tranh Tượng chi hội quyển vật) phản ánh mối quan hệ thương mại mật thiết giữa Nhật Bản với Việt Nam trong các thế kỷ XVII - XVIII.

Gương đồng Nhật Bản được nhập vào Đàng Trong nước ta vào thế ký XVII-XVIII khi chúa Nguyễn tăng cường chính sách mở cửa để giao thương với các nước, trong đó có Nhật Bản
Gương đồng Nhật Bản được nhập vào Đàng Trong nước ta vào thế ký XVII-XVIII khi chúa Nguyễn tăng cường chính sách "mở cửa" để giao thương với các nước, trong đó có Nhật Bản

Gương đồng nhập từ Nhật qua Việt Nam để phục vụ cho các kiều dân Nhật Bản đang sống ở Hội An lúc bấy giờ hoặc cho nhu cầu làm đẹp giới phụ nữ ở Đàng Trong
Gương đồng nhập từ Nhật qua Việt Nam để phục vụ cho các kiều dân Nhật Bản đang sống ở Hội An lúc bấy giờ hoặc cho nhu cầu làm đẹp giới phụ nữ ở Đàng Trong

Các đĩa đồ sứ Imari Nhật Bản trang trí hoa lá và cổ thụ Chiếc đĩa giữa kích thước lớn, đường kính 61cm
Các đĩa đồ sứ Imari Nhật Bản trang trí hoa lá và cổ thụ Chiếc đĩa giữa kích thước lớn, đường kính 61cm

3 bức tranh cuộn ghi lại quá trình giao thương những thế kỷ trước của Nhật - Việt được du khách quan tâm
3 bức tranh cuộn ghi lại quá trình giao thương những thế kỷ trước của Nhật - Việt được du khách quan tâm

Cặp sừng tê giác của xứ Đàng Trong Việt Nam cao 54,5 cm. Sừng tê giác là một mặt hàng quý được các thương nhân xứ Phù Tang ưa chuộng và tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản thời kỳ thương mại châu ấn thuyền
Cặp sừng tê giác của xứ Đàng Trong Việt Nam cao 54,5 cm. Sừng tê giác là một mặt hàng quý được các thương nhân xứ Phù Tang ưa chuộng và tìm mua để nhập khẩu vào Nhật Bản thời kỳ thương mại "châu ấn thuyền"

Trầm hương cũng là một mặt hàng có giá trị của xứ Đàng Trong có nhiều ở Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là Xứ trầm hương. Cùng với sừng tê giác thì trầm hương là 2 mặt hàng rất có giá trị của Việt Nam thế kỷ 17-18 trong giao thương với Nhật Bản
Trầm hương cũng là một mặt hàng có giá trị của xứ Đàng Trong có nhiều ở Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là "Xứ trầm hương". Cùng với sừng tê giác thì trầm hương là 2 mặt hàng rất có giá trị của Việt Nam thế kỷ 17-18 trong giao thương với Nhật Bản

Nhiều sản vật quý hiếm từ 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam thời kỳ giao thương thịnh vượng châu ấn thuyền tại triển lãm. Thời kỳ này, có 71 thuyền buôn Nhật Bản được chính quyền Mạc phủ ở Nhật cấp Shuin-jo (Châu ấn trạng) đến giao dịch ở Đàng Trong. Thuyền buôn Nhật nhập khẩu đại bác, thuốc súng, tiền đồng, các loại khoáng sản, hàng tiêu dùng cao cấp... vào Đàng Trong, đồng thời mua đồ gốm, trầm hương, nông sản, voi... từ Đàng Trong chở về Nhật Bản
Nhiều sản vật quý hiếm từ 2 quốc gia Nhật Bản và Việt Nam thời kỳ giao thương thịnh vượng "châu ấn thuyền" tại triển lãm. Thời kỳ này, có 71 thuyền buôn Nhật Bản được chính quyền Mạc phủ ở Nhật cấp Shuin-jo (Châu ấn trạng) đến giao dịch ở Đàng Trong. Thuyền buôn Nhật nhập khẩu đại bác, thuốc súng, tiền đồng, các loại khoáng sản, hàng tiêu dùng cao cấp... vào Đàng Trong, đồng thời mua đồ gốm, trầm hương, nông sản, voi... từ Đàng Trong chở về Nhật Bản

Bức tranh cuộn Tượng chi hội quyển vật họa sĩ Nhật Bản - Ogata Tanko vẽ vào thế kỷ XIX, miêu tả 2 con voi được tướng quân Tokugawa Yoshimune (1684-1751) mua từ Quảng Nam về Nhật Bản năm 1728. Voi được đưa vào Hoàng cung Kyoto yết kiến Thiên hoàng Nakamikado (1709-1735) và Pháp hoàng Reigen (1654-1732) vào năm 1729
Bức tranh cuộn Tượng chi hội quyển vật họa sĩ Nhật Bản - Ogata Tanko vẽ vào thế kỷ XIX, miêu tả 2 con voi được tướng quân Tokugawa Yoshimune (1684-1751) mua từ Quảng Nam về Nhật Bản năm 1728. Voi được đưa vào Hoàng cung Kyoto "yết kiến" Thiên hoàng Nakamikado (1709-1735) và Pháp hoàng Reigen (1654-1732) vào năm 1729


Những bức tranh cuộn sống động thể hiện một thời kỳ giao thương rực rỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Những bức tranh cuộn sống động thể hiện một thời kỳ giao thương rực rỡ giữa Việt Nam và Nhật Bản

Đại Dương