Khi heo trong tranh Đông Hồ đi vào gốm Bàu Trúc

(Dân trí) - Khó có thể nghĩ ra được rằng hình ảnh những chú heo âm dương trong tranh dân gian Đông Hồ đi vào gốm Bàu Trúc sẽ như thế nào, anh Nguyễn Xuân Huy, một người trẻ với ý tưởng đầy táo bạo ấy đã mang đến cho năm Kỷ Hợi một dòng sản phẩm bao không “đụng hàng”.

Khi heo trong tranh Đông Hồ đi vào gốm Bàu Trúc

Vừa đáng yêu, vừa độc đáo, vừa phong thủy, vừa đáp ứng nhu cầu khắt khe về giá trị văn hóa… là những điều mà bất kỳ ai cũng có thể cảm nhận được khi tận mắt chứng kiến, sờ chạm vào bộ sưu tập không kiếm đâu ra của anh Huy.

Kiểu dáng của những chú heo với đại gia đình bố mẹ và 5 con ủn ỉn theo sau với bầu bụng gần chạm đất, gương mặt háo ăn trông rất dí dỏm.

Anh Huy hiện có 3 dòng sản phẩm chính là những chú heo đi ra từ tranh Đông Hồ và được nghệ nhân gốm Bàu Trúc ở Ninh Thuận tạo tác hoàn toàn bằng tay, rất độc đáo.

Heo bố và heo mẹ, dẫn theo 5 chú heo con là những hình ảnh mang tính phong thủy anh Huy đưa vào bố trí một cách có chủ ý. 7 chú heo, theo nhiều quan điểm thì con số 7 tượng trưng cho sự phát triển vì ít ai cho rằng là “thất”, mà là “phất”. Đàn heo con 5 chú là hình ảnh của âm dương ngũ hành.

Ngắm nghía từ xa hay nhìn gần thì một tín đồ yêu giá trị văn hóa làng nghề, văn hóa thủ công sẽ khó có thể rời mắt khi nhiều vị trí trên sản phẩm bị cháy nám bởi nghệ nhân nung thủ công bằng lửa rơm, điều các sản phẩm công nghiệp không thể “bắt chước” được.

1.jpg
Bộ sưu tập thuộc nhóm 1 của anh Nguyễn Xuân Huy
2.jpg
Do là sản phẩm nặn bằng tay nên mỗi một sản phẩm là một cá thể đơn lẻ, không chú heo nào giống chú nào, đây chính là giá trị nghệ thuật của gốm Bàu Trúc từ việc nặn bằng tay và đốt lộ thiên.
3.jpg
Phần gốm giữ được nét mộc mạc và lửa rơm cháy tạo nên các mảng màu sáng tối (còn gọi là hỏa biến) nên không thể chép lại bản gốc. Có thể nói một sản phẩm xuất xưởng là “độc nhất vô nhị”
4.jpg
“Trước đây, các nghệ nhân Chăm thường nắn những chú heo thô sơ, đơn giản, còn heo theo mẫu tranh Đông Hồ lần đầu làm nên khó hơn do chưa quen tay, hoa văn lại khác, vì thế họ phải kỳ công hơn”, anh Nguyễn Xuân Huy nói về chú heo gốm Bàu Trúc mang phong cách Đông Hồ của mình.
5.jpg

Một đàn heo khác của anh Huy

6.jpg
Hình ảnh bức phù điêu được thể hiện vô cùng độc đáo, đậm chất gốm Bàu Trúc với những mảng màu sáng tối được tạo nên từ việc nung bằng rơm lộ thiên
7.jpg

Đa phần khách hàng tìm đến anh Huy đều là những người đam mê nghệ thuật thủ công làm nên những giá trị độc đáo, không thể sao chép

8.jpg
Nếu ngắm nhìn riêng lẻ, có thể cảm nhận được chất tranh Đông Hồ thể hiện rõ nét trên nền gốm trứ danh của đồng bào Chăm
9.jpg
Anh Huy cho biết những sản phẩm của mình là độc nhất vô nhị, ngay cả trong kho tàng của nghệ nhân Chăm cũng chưa có. “Thú thật là nghệ nhân ở Ninh Thuận thể hiện cũng chưa hết ý tưởng của mình lắm theo mẫu đã yêu cầu. Những mẫu này mình nghiên cứu, rồi đưa ra ý tưởng, tham khảo ý kiến nghệ nhân rồi tiến hành làm. Khi thành phẩm, mình chấp nhận chịu chi phí cao hơn bình thường để bảo vệ ý tưởng của mình, cũng phải mất hai năm cho việc lên ý tưởng”.
10.jpg
Heo ngậm tiền đậm chất gốm Bàu Trúc
11.jpg
Sản phẩm đi theo bộ nhưng chẳng có con nào giống con nào, mỗi con mỗi vẻ khác nhau
12.jpg
Tất cả chi tiết đều được anh Huy và nghệ nhân nghiên cứu rất kỹ trước khi bắt tay thực hiện

Phạm Nguyễn