1. Dòng sự kiện:
  2. Xét tặng danh hiệu NSƯT, NSND lần thứ 10

Quảng Ninh

Di tích lịch sử cấp quốc gia hàng nghìn năm tuổi đang bị xâm hại

(Dân trí) - Một Di tích khảo cổ cấp quốc gia, có hàng nghìn năm tuổi ở TP Hạ Long đang "kêu cứu" bởi doanh nghiệp kế bên vô tư lấn chiếm. Điều đáng nói vụ việc này diễn ra đã lâu, chính quyền địa phương cũng đã từng kiểm tra, xử lý nhưng không hiểu sao đến nay vẫn nguyên trạng, thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

71120397_986432065021167_574964528719908044nghiêm trọng8_n.jpg

Di tích lịch sử cấp quốc gia đang "kêu cứu" vì bị xâm hại nghiêm trọng

 Ngang nhiên lấn chiếm Di tích

Theo hồ sơ từ cơ quan chức năng, Di tích Khảo cổ Hòn Hai- Cô Tiên (phường Bạch Đằng) được Bộ Văn hóa- Thông tin nay là Bộ VH, TT và DL) xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 2005. Đây là Di tích khảo cổ học ngoài trời có dấu tích văn hóa Hạ Long  và văn hóa Đông Sơn đậm đặc, liên tục với hai khu vực bảo vệ gồm: khu vực 1(S1 có diện tích 1.639m2 và S1 có diện tích 5.555m2) và khu vực bảo vệ 2 có diện tích 101.355m2.

Thế nhưng nhiều ngày nay, người dân sinh sống trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã bức xúc phản ánh tới các cơ quan báo chí về việc Di tích khảo cổ này lại đang bị một doanh nghiệp lấn chiếm sử dụng suốt thời gian qua.

Có mặt tại khu vực Di tích Khảo cổ Hòn Hai- Cô Tiên, phóng viên Dân trí ghi nhận, nơi đây gần như không còn hình hài của một Di tích khảo cổ cấp quốc gia mà hệt như một một bãi chứa vật liệu cũ. Xung quanh chân núi, chỗ thì đã đươc đổ bê tông thành một khoảng sân rộng, chỗ thì ngổn ngang thiết bị… Thậm chí, sắt thép, gỗ mục, lưới rách… vất ngổn ngang nhìn nhếch nhác, phản cảm. Nếu không quan sát kỹ chắc không thể phát hiện tấm biển bằng bê tông có dòng chữ “Di chỉ khảo cổ học - Quốc gia cấm xâm phạm” bị cây cỏ che khuất.

Di tích lịch sử cấp quốc gia hàng nghìn năm tuổi đang bị xâm hại - 2

Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mạnh Cường đã vô tư lấn chiếm, đổ bê tông làm bãi trông xe tại khu vực Di tích

Theo người dân, toàn bộ bãi tập kết vật liệu ngổn ngang, sân bê tông, thiết bị…tại khu vực này là của công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mạnh Cường.

Trước phản ánh của người dân, ngày 14/1, Sở VH &TT tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản về việc tăng cường quản lý di tích trên địa bàn, đặc biệt là Di tích khảo cổ Hòn Hai- Cô Tiên gửi UBND TP Hạ Long. Tại văn bản này, Sở VH&TT đề nghị, đối với Di tích khảo cổ Hòn Hai- Cô Tiên, UBND TP Hạ Long tổ chức kiểm tra, giám sát, có biện pháp xử lý kịp thời đối với trường hợp sai phạm, xâm hại di tích ( nếu có) và có báo cáo về Sở VH&TT trước ngày 17/1/2019.

Kiểm tra xong... để đó

Ngày 22/1, UBND thành phố đã thành lập đoàn kiểm tra. Kết quả kiểm tra cho thấy, tại Di tích, có một mốc “biển cấp xâm phạm”  nhưng đang bị đổ, không còn mốc bảo vệ di tích. Đặc biệt, không còn mốc bàn giao đất giữa Công ty TNHH và Dịch vụ Mạnh Cường với cơ quan chuyên môn.

Di tích lịch sử cấp quốc gia hàng nghìn năm tuổi đang bị xâm hại - 3

Hệt như một bãi vật liệu cũ

UBND TP Hạ Long ngay sau đó đã yêu cầu Công ty TNHH và Dịch vụ Mạnh Cường phối hợp bảo vệ di tích trên, đề nghị thuê đơn vị tư vấn chức năng pháp lý cắm lại mốc ranh giới đã được thuê đất, dựng lại cột “biển cấm xâm phạm” đã bị đổ…

Chẳng hiểu phường sở tại, TP Hạ Long kiểm tra, giám sát… công ty trên thực hiện ra sao, chỉ biết đến nay di tích trên vẫn bị doanh nghiệp lấn chiếm, thậm chí còn lấn chiếm ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Di tích lịch sử cấp quốc gia hàng nghìn năm tuổi đang bị xâm hại - 4

Không dễ tìm thấy tấm biển này bởi bị cây cỏ cùng vật liệu cũ vây quanh

Trước thực trạng trên, ngày 19/9, Sở VH&TT tỉnh Quảng Ninh đã phải chỉ đạo Bảo tàng tỉnh cử đoàn công tác kiểm tra hiện trạng tại Di tích khảo cổ Hòn Hai- Cô Tiên.

Qua kiểm tra, Đoàn công tác đã có kết luận, căn cứ hồ sơ Di tích và bản đồ khoanh vùng bảo vệ (thuộc hồ sơ khoa học di tích đã được xếp hạng) thì tại khu vực bảo vệ 1 (S1 có 3 hố khai quật và S2 có 3 hố khai quật). Tuy nhiên tại khu S1 hiện nay không thể xác định được hố khai quật Di tích do toàn bộ mặt bằng đã được đổ bê tông làm khu giữ xe của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Mạnh Cường. Chưa hết, tại khu S2, một phần mặt bằng đã được dùng làm nơi tập trung vật liệu xây dựng.

Theo Bảo tàng Quảng Ninh, căn cứ theo qui định phân cấp quản lý Di tích lịch sử Văn hóa danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh thì việc quản lý Di tích trên thuộc trách nhiệm phường Bạch Đằng, TP Hạ Long. Do đó Bảo tàng đề nghị Sở VH&TT có văn bản gửi UBND TP Hạ Long chỉ đạo UBND phường Bạch Đằng thực hiện việc quản lý ranh giới di tích, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ Mạnh Cường thu dọn phế thải, vật liệu xây dựng…

An Nhiên