1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Phần II: Có mắt xanh, có lộc

Vì sao Tổng thống Nga Putin vẫn ưu ái Boris Yeltsin?

Mặc dù tính cách và tư duy chính trị khác nhau, nhưng cho tới hôm nay, Tổng thống Putin vẫn bày tỏ sự tôn trọng cao đối với người tiền nhiệm là chính bởi, Yeltsin đã có một sự chọn lựa đúng đắn, rất trùng hợp với sự chọn lựa của đại đa số nhân dân Nga: đưa Putin lên làm người kế nhiệm.

Đây là một hành động mang tính lịch sử, có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển của nước Nga trong thế kỷ XXI.

 

Ông Yeltsin đã nhìn thấy ở ông Putin những gì để có thể tin tưởng mà bàn giao quyền lực cho người mà lúc đó không hẳn đã là thân cận nhất? Theo những gì mà ông Yeltsin kể lại trong cuốn hồi ký Marathon Tổng thống (dẫn theo sách "V. Putin, sự lựa chọn của nước Nga"), ông đã tìm thấy ở Vladimir Putin "hiện thân của những gì mà ông vẫn muốn nghĩ về các vị tướng Nga".

 

Ông viết: "Nước Nga đã luôn tự hào về các vị tướng của mình. Những vị tướng của cuộc chiến tranh năm 1812, những vị tướng của chiến dịch Crime (dù đã bị thất bại), những vị tướng vĩ đại của Chiến tranh thế giới thứ hai... Đã có lúc, có thể là năm 93 hay sớm hơn nữa, vào năm 91, tôi đã phân vân: đang có một cái gì đó không hẳn như thế ở các vị tướng của chúng ta. Có cái gì đó còn thiếu ở họ: có thể, đó là sự mã thượng, tính trí thức, một cái cốt lõi nào đấy... Tôi ngóng đợi một vị tướng nào đó không giống như các vị tướng khác xuất hiện. Hay nói chính xác hơn, vị tướng giống như những vị tướng mà tôi đã được đọc trong sách. Tôi ngóng đợi... Và rồi thời gian trôi qua, vị tướng ấy đã xuất hiện. Anh ấy đến và toàn xã hội nhìn thấy rõ hình ảnh chân chính, dũng mãnh và thông thạo nghiệp vụ của các quân nhân ta. Tên gọi "vị tướng" ấy là... Đại tá Vladimir Putin". (Đại tá là mức quân hàm trong lực lượng dự bị của Vladimir Putin sau khi ông rời khỏi KGB, còn ở trong đội hình chính thức của KGB, ông chỉ có quân hàm cao nhất là trung tá).

 

Và phải nói rằng, thoạt đầu, ông Putin không mấy mặn mà với đề nghị được thăng chức (thoạt đầu là Quyền Thủ tướng) mà vị Tổng thống thứ nhất của nước Nga đưa ra. Là thân phận cấp dưới, ông Putin chỉ đáp ngắn gọn theo đúng kiểu nhà binh: "Tôi sẽ làm việc bất cứ ở đâu mà ông đề cử!". Thấy vậy, ông Yeltsin hỏi tiếp: "Còn nếu tôi đưa anh vào chức vụ cao nhất?" thì ông thực sự lưỡng lự: "Tôi không biết, thưa Tổng thống! Tôi không nghĩ rằng tôi đã sẵn sàng làm việc ấy...".

 

Phải mất công lắm thì ông Yeltsin mới thuyết phục được ông Putin nhận làm người kế nhiệm, vị trí mà rất nhiều "đệ tử ruột" lúc đó của vị Tổng thống thứ nhất của nước Nga cháy lòng mơ ước.

 

Tác giả sách "V. Putin, sự lựa chọn của nước Nga" nhận xét: "Quả thực là không phải ai cũng có "con mắt xanh" tinh tường như Boris Yeltsin. Hoặc giả vị "trưởng lão" có một thính giác đặc biệt nhạy bén, tới mức phi phàm, để nhìn ra một thủ lĩnh mới cho nước Nga trong thế kỷ XXI ở một viên chức bề ngoài có vẻ bất cần danh vọng và phù hoa như Vladimir Putin lúc đó. Chính trị, đúng như nhà tài phiệt có đầu óc thông thái Boris Berezovsky từng nói, "là nghệ thuật tạo ra cái có thể". Cứ thế, trong những điều kiện thuận lợi thiên tạo hoặc nhân tạo, từ không sẽ thành có ngay thôi, mặc cho các nhà thơ và những người ngoại đạo phải sửng sốt tự hỏi, nói theo cách của cố thi sĩ Việt Nam Xuân Diệu: "Xảy ra như thế nào?!".

 

Thực tế đã chứng minh rằng, Tổng thống Nga Putin thực sự là nhân vật mà nước Nga cần ở trên vị trí người cầm lái. Điều này không chỉ có lợi cho các tầng lớp nhân dân Nga mà cho cả người tiền nhiệm của ông, cựu Tổng thống Yeltsin. Có mắt xanh là có lộc, nếu hôm nay Tổng thống Putin có ưu ái ông Yeltsin "quá mức" thì đấy có lẽ cũng là điều dễ hiểu

 

Theo Xuân Thắng

An ninh thế giới

Dòng sự kiện: Putin vẫn ưu ái Yeltsin