1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Trung Quốc lo ngại về lối sống DINK của giới trẻ

Thanh Thành

(Dân trí) - Các cặp vợ chồng có lối sống DINK (gấp đôi thu nhập, không con cái) đang khiến chính phủ Trung Quốc đau đầu khi càng đẩy đất nước vào tình trạng khủng hoảng nhân khẩu học kéo dài.

Trung Quốc lo ngại về lối sống DINK của giới trẻ - 1

Đối với nhiều cặp vợ chồng trẻ, áp lực tài chính và tương lai không chắc chắn khiến họ hài lòng với cuộc sống không con cái (Ảnh minh họa: SCMP).

Khi Zhang Chengying lần đầu tiên nói với cha mẹ rằng, cô và chồng sẽ không sinh con, ông bà đã rất sốc và nghĩ rằng có thể tình hình sức khỏe của Zhang không ổn.

"Không có gì", người chồng 32 tuổi giải thích khi cha mẹ hỏi liệu có phải Zhang bị vấn đề về sức khỏe hay không.

Thực tế, cả hai chỉ muốn trở thành một cặp đôi DINK. Hiện tại họ đang kém rất xa mục tiêu về khoản thu nhập nhưng điều đó dự kiến sẽ sớm thay đổi, và họ đang tận hưởng thời gian trước khi đạt mục tiêu.

"Mẹ tôi nói rằng bà đã ngoài 60 và sẽ bị cười chê vì không có cháu", Zhang nói. Cô đặt câu hỏi: "Nhưng liệu tôi có nên đánh đổi cuộc đời mình chỉ để tránh cho bà bị người khác chê cười không?". Và cô nhấn mạnh, "câu trả lời là không".

Zhang, người vừa tốt nghiệp bác sĩ dược tại một trường đại học y ở tỉnh Sơn Đông, đang tìm kiếm vị trí nghiên cứu khoa học tại một bệnh viện vào cuối năm nay. Chồng cô sẽ bắt đầu làm việc tại một tổ chức nhà nước trong 2 tuần nữa.

Hiện tại, họ thích thức khuya, ngủ nướng và không phải lo lắng về con cái. Họ cũng vừa bắt đầu chuyến đi kéo dài 5.499 km qua 3 tỉnh thành khác của Trung Quốc vốn được lên kế hoạch tỉ mỉ trong 59 giờ 3 phút. "Tôi chắc chắn sẽ không thể làm điều này nếu có con. Do trách nhiệm làm cha làm mẹ, một vài người bạn của tôi hiếm khi có thời gian ra ngoài và gặp gỡ tôi", Zhang nói.

Mặc dù Bắc Kinh đã chấm dứt gần 3 năm áp dụng các biện pháp hạn chế Covid-19 vào tháng 12/2022, nhưng chúng đã có tác động lâu dài đến sức khỏe kinh tế và tinh thần của người dân.

Đối với nhiều người, áp lực tài chính và sự lo lắng khiến họ có cái nhìn đáng lo ngại về tương lai và có xu hướng từ chối kế hoạch làm cha mẹ.

Thuật ngữ DINK đã có từ năm 1987, khi báo Los Angeles Times lần đầu đưa tin về lối sống này. Cho đến những năm gần đây lối sống DINK đã trở lại và thu hút sự quan tâm của nhiều người sử dụng mạng xã hội.

Tại Trung Quốc, đây là một xu hướng đã nổi lên trong những năm trước khi không có Covid-19, nhưng khủng hoảng đại dịch gây dừng các hoạt động trên toàn quốc, đình công và bất ổn kinh tế lan rộng dường như đã làm trầm trọng thêm vấn đề này.

Giờ đây, nhiều cặp vợ chồng đã theo đuổi lối sống này cho biết, họ cảm thấy hài lòng vì không có con cái nên có nhiều thời gian và tiền bạc hơn, và hơn hết, họ có thể làm điều mình muốn mà không gặp áp lực trở ngại về nuôi dưỡng con cái. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc đạt mức thấp kỷ lục vào năm 2022 khi lần đầu tiên số ca tử vong vượt quá số ca sinh ở nước này sau hơn 6 thập niên.

Nói về phong trào DINK, cô Yang Xiaotong, 26 tuổi, làm nghề tự do ở Thâm Quyến, cho biết: "Chúng tôi nghĩ rằng mình đang có ý thức hơn về bản thân, trong khi cha mẹ lại nghĩ rằng chúng tôi đang trở nên ích kỷ hơn".

Giống Zhang, cô Yang cũng không sẵn sàng từ bỏ cuộc sống và tự do của mình vì con cái. Cô và chồng, mới kết hôn vào tháng 4 vừa qua, cho biết 3 năm sống dưới sự kiểm soát gay gắt do đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều đến suy nghĩ của họ.

Ngoài việc nảy sinh ác cảm với việc có con, họ bắt đầu suy ngẫm về ý nghĩa thực sự của cuộc sống. "Tôi nhận ra rằng mình muốn nhìn ra toàn thế giới hơn là bị lũ trẻ giam hãm trong căn hộ rộng 80 mét vuông ở Thâm Quyến", cô Yang, người có tham vọng đi du lịch giống cô Zhang và nhiều người khác, nói.

"Hiện tại, nhiều người trẻ tập trung hơn vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của chính họ, bởi vì chúng tôi trân trọng thời gian được sống trên cõi đời này", cô Yang cho biết thêm.

Yang cho hay cô phải đối mặt với đủ áp lực từ việc xây dựng doanh nghiệp của riêng mình. Và trong khi một số người bạn của cô có con nhỏ, Yang hài lòng với việc trở thành người theo phong trào DINK vì thậm chí "còn có những người khác thậm chí không muốn kết hôn".

Giáo sư Ren Yuan tại Viện Nghiên cứu Dân số thuộc Đại học Phúc Đán cho biết, lối sống này sẽ gây tác động lâu dài đối với đất nước. "Xét đến tỷ lệ kết hôn giảm và tỷ lệ người chưa bao giờ kết hôn ngày càng tăng, Trung Quốc rất có thể sẽ chứng kiến tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp trong những thập kỷ tới", giáo sư Ren nói.

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, tổng dân số vào năm 2022 giảm 850.000 người so với năm 2021, đánh dấu lần giảm dân số đầu tiên sau 61 năm. Tỷ suất sinh của những người sinh con đầu lòng cũng giảm xuống 0,5%.

Trong khi đó, theo giáo sư Chen Weimin tại Viện Nghiên cứu Dân số và Phát triển tại Đại học Nam Khai, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc bản thân trải nghiệm sinh con có thể thúc đẩy mọi người sẵn sàng có con, vì vậy mối quan tâm lớn nhất ở Trung Quốc hiện nay là tỷ lệ sinh thấp của các gia đình một con.

Thiếu tiền và thời gian

Chi phí sinh con ngày càng tăng cùng với tình trạng kinh tế trì trệ hiện nay, trong đó cứ 5 thanh niên thì có hơn 1 người thất nghiệp, cũng là áp lực lớn khiến ngày càng có nhiều cặp vợ chồng cảm thấy mình không đủ khả năng nuôi con.

Cô Yun, một y tá 24 tuổi ở tỉnh Sơn Đông, cho biết: "Thành thật mà nói, sau khi trừ tiền thuê nhà, điện nước và chi phí sinh hoạt, tôi chẳng còn bao nhiêu tiền từ mức lương hàng tháng 5.000 nhân dân tệ (700 USD)".

Yun nói nguyên nhân chính khiến cô không muốn có con là vì thiếu tiền và thời gian.  Cô làm việc hơn 12 tiếng một ngày và thậm chí không có thời gian ăn trưa, chứ chưa nói đến việc chăm sóc một đứa trẻ.

Mặc dù ngày càng có nhiều chính quyền địa phương và các công ty trợ cấp để khuyến khích sinh con, suy nghĩ của Yun vẫn không hề thay đổi. "Sẽ tốt hơn nếu chính phủ cải thiện việc bảo vệ quyền lao động, chẳng hạn như quy định làm thêm giờ và tăng lương, thay vì cố gắng thuyết phục mọi người", cô nói.

Even Zhang, người có chứng chỉ giáo dục tiên tiến và sẽ có một công việc được trả lương tương đối cao hơn, cũng vẫn rất lo lắng về việc có thể chu cấp đầy đủ cho con cái hay không.

Cô đang xem xét những gì họ hàng đang chi tiêu, đặc biệt là cho việc dạy kèm, để hỗ trợ con cái họ trong một nền kinh tế đầy tranh cãi như vậy. "Chi phí giáo dục quá cao và tôi không muốn con mình sinh ra trong một môi trường mệt mỏi như vậy", cô nói.

Theo SCMP