1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Một số nước châu Âu về đích sớm 10 năm mục tiêu năng lượng bền vững

Quốc Đạt

(Dân trí) - Một số quốc gia châu Âu đã đạt được một phần mục tiêu năng lượng bền vững của năm 2030 sớm hơn 10 năm, theo nghiên cứu gần đây, nhưng vẫn còn những khoảng cách lớn.

Một số nước châu Âu về đích sớm 10 năm mục tiêu năng lượng bền vững - 1

Thủy điện được cho là đã giúp các quốc gia như Thụy Điển, Phần Lan và Latvia đạt mục tiêu 40% mức tiêu thụ năng lượng từ năng lượng tái tạo (Ảnh: Getty/iStockphoto).

Trong thập niên năm 2010, toàn EU đã đạt tiến bộ trong mục tiêu phát triển bền vững thứ 7 của Liên Hợp Quốc về việc tiếp cận "năng lượng hiện đại, đáng tin cậy, bền vững và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người" vào năm 2030, Guardian ngày 29/2 dẫn nghiên cứu của các nhà kinh tế Ba Lan.

Trong đó, có những chỉ số mà một số quốc gia EU đã hoàn thành mục tiêu từ năm 2021.

Bảng xếp hạng cho thấy quốc gia gần nhất với mục tiêu tổng thể là Thụy Điển, tiếp theo là Đan Mạch, Estonia và Áo. Malta cải thiện nhiều nhất, trong khi Cộng hòa Cyprus, Latvia và Bỉ cũng đạt thành tựu lớn. Bulgaria cách xa mục tiêu tổng thế nhất.

Các nhà kinh tế đã kết hợp 7 tiêu chí để có được thước đo duy nhất về tiến trình của các quốc gia. Ba tiêu chí đã được Ủy ban châu Âu ấn định mục tiêu, 4 tiêu chí còn lại được các nhà nghiên cứu lấy mức đạt được của 10% quốc gia EU hàng đầu trong năm 2015 làm đại diện.

Nghiên cứu cho thấy, một số quốc gia đã đạt mục tiêu trên ít nhất một tiêu chí vào năm 2021.

Ví dụ, Tây Ban Nha, Malta và Bồ Đào Nha đã đạt mục tiêu về lượng năng lượng trung bình mà một người tiêu thụ trong hộ gia đình. Đan Mạch, Ireland và Luxembourg đã đạt mục tiêu về năng suất năng lượng - tiêu chí so sánh quy mô nền kinh tế với năng lượng tiêu thụ.

Thụy Điển, Phần Lan và Latvia đã đạt mục tiêu 40% mức tiêu thụ năng lượng được lấy từ năng lượng tái tạo. Các nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do các đập thủy điện và việc đốt nhiên liệu rắn như gỗ.

Trong những năm gần đây, EU đã tăng tốc chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng sạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt Nga và trở thành lục địa trung hòa khí hậu đầu tiên trên thế giới. EU đã cắt giảm 18% nhu cầu khí đốt từ tháng 8/2022 đến tháng 12/2023, tiết kiệm hơn 100 tỷ m3 nhiên liệu.

Theo Guardian