1. Dòng sự kiện:
  2. Iran phóng UAV, tên lửa vào Israel
  3. Chiến sự Nga - Ukraine
  4. Bầu cử tổng thống Mỹ 2024

Bí ẩn cuối cùng về Hoàng đế Napoleon

Các thành viên Hội Napoleon quốc tế SNI không ngừng thắc mắc vì sao hoàng đế Napoléon đệ nhất lại ra đi ở tuổi 52. Các nhà khoa học cũng tích cực tham gia “giải mã” một trong những bí mật lớn nhất của nhân vật lịch sử lừng danh thế giới này với vật chứng là tóc của Napoléon chứa chất độc thạch tín.

Cuộc tranh cãi dai dẳng xoay quanh câu hỏi: Có phải Napoleon bị đầu độc và tại sao tóc của ngài có bột trắng thạch tín?

 

Giải thích sự hiện diện của thạch tín trên tóc, năm 2002, nguyệt san khoa học Science et Vie của Pháp từng giải thích rằng vào thế kỷ 19 người ta thường dùng thạch tín để bảo quản tóc. Do đó, tóc có thạch tín là đương nhiên. Tờ báo này bác bỏ giả thuyết Napoléon bị ngộ độc chất thạch tín.

 

Tháng 5 vừa qua, một nhóm nhà khoa học Thụy Sĩ đưa ra một câu trả lời khác. Theo họ, chất thạch tín đến từ rượu vang bởi hồi đó các nhà trồng nho có thói quen rửa các thùng chứa rượu vang bằng chất thạch tín. Hoàng đế Napoleon lại rất thích uống rượu vang. Còn nguyên nhân làm hoàng đế “đi xa” là bệnh ung thư dạ dày!

 

Nhưng ngày 1/6, Hội SNI đã chính thức bác bỏ giả thuyết của nhóm khoa học gia Thụy Sĩ đồng thời xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của Napoleon là bị đầu độc bằng “thuốc chuột”! Nói cụ thể hơn, bị ngộ độc chất thạch tín trong thuốc chuột.

 

SNI bác bỏ giả thuyết của Science et Vie và cũng bác luôn giả thuyết do uống rượu vang nhiều bởi vì tuy Napoleon là người sành điệu về rượu vang nhưng ngài uống rất ít, mỗi buổi ăn không uống quá một ly, lại pha thêm nước.

 

Theo Jean –Claude Damamme, đại diện Pháp trong SNI, cuộc nghiên cứu dưới sự chỉ đạo của tiến sĩ Pascal Kintz, Chủ tịch Hội Độc dược học quốc tế, cho thấy Napoleon chết vì ngộ độc thạch tín loại cực mạnh thường có trong thuốc chuột sử dụng phổ biến lúc bấy giờ. Khẳng định này dựa trên cơ sở những phân tích ở bên trong ruột tóc chớ không phải ở bên ngoài mà thôi.

 

Theo AKA

Người lao động