1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

TPHCM: Bé 2 tuổi nhiễm khuẩn tả từ mẹ

(Dân trí) - Ngày 8/4, BS Lê Trường Giang, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết đã trường hợp thứ 2 dương tính với khuẩn phẩy tả là con ruột của <a href="http://dantri.com.vn/c7/s7-389041/tphcm-da-co-benh-nhan-mac-benh-ta-dau-tien.htm">bệnh nhân tả đầu tiên</a>(bé mới được 24 tháng tuổi).

BS Trường Giang cho biết: “Điều tra dịch tễ cho thấy nguồn lây bệnh cho bệnh nhân tả đầu tiên tại TPHCM là từ bà bán bánh mỳ trước cổng trường học Hồng Bàng (Q.5). Địa phương đã yêu cầu xe bánh mỳ cùng các hàng rong trước cổng trường ngừng buôn bán, đồng thời các cơ quan y tế dự phòng đã tiến hành khử khuẩn các nơi mang nguồn bệnh và tại nhà của bệnh nhân.

 

Được biết, bà chủ xe bánh mỳ đã bị tiêu chảy vào cuối tháng 3/2010, nhờ chị T. bán giùm trong vài ngày dẫn đến chị T. bị lây nhiễm bệnh tả và nay lây sang con mình. “Hiện sức khỏe của 2 mẹ con đã ổn định, không còn nguy hiểm nữa, cũng như không có học sinh nào của trường Hồng Bàng mắc bệnh tiêu chảy”, BS Giang nói.

 

BS Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc trung tâm y tế dự phòng TPHCM cho biết, các đơn vị y tế dự phòng thành phố cùng các Q.5, Q.8 đã tiến hành đầy đủ những biện pháp khử khuẩn tại các nơi cần làm, đồng thời tiếp tục truy tìm nguồn gốc gây dịch bệnh để tiến hành công tác phòng chống.

 

Theo BS Giang, do TPHCM là điểm giao lưu với các vùng chung quanh nên nhiều mầm bệnh trong đó có mầm bệnh tả, luôn rình rập. Người dân cần tự chủ động phòng chống bệnh tả với 5 biện pháp đơn giản mà hiệu quả là ăn chín, uống sôi, rửa tay sạch, khử khuẩn nguồn nước và diệt ruồi.

 

BS Giang yêu cầu các đơn vị y tế dự phòng quận/huyện tiến hành khử khuẩn các nguồn nước, đình chỉ các cơ sở kinh doanh sản xuất nước uống, nước đá không đảm bảo vệ sinh. Khi có ca bệnh tiêu chảy cần giám sát chặc các ca tiêu chảy nặng hay các chùm ca tiêu chảy tại cùng một địa điểm để tiến hành điều tra dịch tể và các biện pháp khống chế dịch bệnh không để lây lan rộng.
 

Những đặc tính và biểu hiện đặc trưng của bệnh nhân tả:

 

- Người mắc bệnh tả có thể ủ bệnh trong vài giờ cho đến 5 ngày trước khi phát ra.

- Những biểu hiện bên ngoài của người mắc tả là môi khô, khát nước, mắt lõm sâu, ói, lớp da đàn hồi chậm. Đối với trẻ em thì có thêm biểu hiện khóc nhưng không chảy nước mắt.

- Người mắc tiêu chảy sẽ đi tiêu nhiều lần trong cùng 1 thời gian ngắn, phân bị lợn cợn có màu trắng đục, rất tanh.  

 

Ngọc Thanh