Dạ dày "kêu cứu" vì ăn nhiều mận

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Theo BS.CKII Phạm Thái Sơn, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, mận là loại trái cây mùa hè khoái khẩu của nhiều người. Nhưng nếu ăn quá nhiều mận và ăn sai cách thì đây có thể là "con dao hai lưỡi", ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.

Đối với nhiều người, những trái mận chín đỏ thơm ngon luôn có sức hấp dẫn lạ thường. Mận ít calo, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Trong mận có đa dạng các loại vitamin quan trọng như A, C, K rất tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, nhiều người không ngần ngại tận hưởng trọn vẹn mùa mận chín trong năm. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều mận sẽ khiến bạn gặp phải các vấn đề tiêu hóa, thường thấy nhất là các triệu chứng bụng cồn cào, khó tiêu, ợ hơi,... nghiêm trọng hơn có thể làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý ở dạ dày như trào ngược, viêm hoặc loét dạ dày.

Dạ dày kêu cứu vì ăn nhiều mận - 1
Mận có nhiều chất chống oxy hóa và vitamin tốt cho sức khỏe nhưng cần ăn với lượng vừa phải (Ảnh: Freepik).

Chị N.T.D (45 tuổi, Hà Nội) thăm khám chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI với tình trạng ban đầu là đau bụng, chán ăn, người mệt, đại tiện phân ra máu. 

Tìm hiểu chi tiết hơn, chị D. chia sẻ: "Từ trước đến nay tôi rất ít gặp các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng trong vòng 1-2 tháng gần đây, điều khác biệt lớn nhất là tôi ăn rất nhiều mận. Một phần là mận vào mùa, một phần cũng là do sở thích, mỗi ngày tôi ăn tới cả cân mận thậm chí là nhiều hơn".

Sau thăm khám, bác sĩ có chỉ định chị D. thực hiện nội soi dạ dày đại tràng, kết quả chẩn đoán viêm dạ dày. 

Giải đáp về mối liên hệ giữa việc ăn mận quá nhiều và bệnh tiêu hóa, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thái Sơn - Trưởng khoa Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa TCI cho biết: "Đối với trường hợp của chị N.T.D chưa thể khẳng định chính xác nguyên nhân viêm dạ dày đến từ việc ăn mận. Tuy nhiên, trong quả mận có chứa hàm lượng axit cao nên nếu mọi người ăn quá nhiều, nhất là ăn lúc đói sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày. Đây có thể là nguyên nhân dẫn đến các tổn thương ở niêm mạc dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tăng khả năng viêm loét ở thành dạ dày".

Dạ dày kêu cứu vì ăn nhiều mận - 2
Người bệnh thăm khám chuyên khoa tiêu hóa do ăn quá nhiều mận (Ảnh: TCI).

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù mận đang vào mùa và có yêu thích quả mận đến đâu, mỗi người cũng chỉ nên ăn tối đa trong khoảng 10 quả một ngày, không nên ăn nhiều hơn để tránh những hậu quả cho sức khỏe nói trên. 

Bác sĩ Phạm Thái Sơn nhấn mạnh: "Mọi người nên chú ý không ăn nhiều mận lúc đói. Trước khi ăn cần rửa sạch với nước muối và kiểm tra kỹ vì mận chín đỏ rất dễ bị hư hỏng. Chỉ nên ăn những quả lành và có độ chua ngọt vừa phải để loại bỏ những tác nhân gây hại tới đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, một số nhóm đối tượng cần hạn chế hoặc không nên ăn mận bao gồm: người có cơ địa nóng, người bệnh sỏi thận, phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ".

Cũng theo bác sĩ Sơn, trong trường hợp gặp phải các triệu chứng tiêu hóa có tính nghiêm trọng người bệnh cần chủ động thăm khám sớm. Một số trường hợp có thể cần tiến hành nội soi dạ dày đại tràng nhằm chẩn đoán đúng bệnh để nhanh chóng được điều trị đúng phác đồ.

Dạ dày kêu cứu vì ăn nhiều mận - 3
Nội soi dạ dày đại tràng có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh lý đường tiêu hóa (Ảnh: TCI).

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa được nhiều khách hàng tin chọn. TCI quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, ứng dụng công nghệ nội soi dạ dày - đại tràng hiện đại bao gồm nội soi NBI 5P sử dụng dải tần ánh sáng hẹp và nội soi cao cấp MCU kết hợp siêu âm nội soi cùng nội soi phóng đại nhuộm màu, giúp phát hiện và xử lý ung thư sớm đường tiêu hóa trong một ngày.

TCI chẩn đoán và lên phác đồ điều trị toàn diện chi tiết, giải quyết các vấn đề tiêu hóa người bệnh gặp phải. Trong tháng 7, TCI dành tặng ưu đãi 40% công nội soi dạ dày - đại tràng tất cả các công nghệ, giảm 40% các gói khám chuyên khoa Tiêu hóa.