5 loại thực phẩm nhập từ Trung Quốc cần tránh

(Dân trí) - Các vụ bê bối thực phẩm Trung Quốc liên tục là chủ đề “nóng” trên các phương tiện truyền thông trong những năm gần đây. Từ melamine trong sữa đến mật ong độc hại, Trung Quốc từ lâu đã cho phép các sản phẩm thực phẩm độc hại (và những hàng xuất khẩu nguy hiểm khác) xuất ra nước ngoài.

Tại Mỹ, hầu hết phương tiện truyền thông và chính phủ chưa tích cực thông tin cho cộng đồng rằng thực phẩm từ Trung Quốc có thể độc hại và hiếm khi được Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm (FDA) kiểm tra.

Các thanh tra của FDA chỉ kiểm tra 2,3% số sản phẩm nhập khẩu. Do đó, họ để cho người tiêu dùng tự bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách lựa chọn “thông minh” thực phẩm cho bữa ăn.

Dưới đây là tůp 5 sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc mà người Mỹ khuyên nên cảnh giác.
 
1. Cá rô phi


<ł>1. Cá rô phi

Cá rôi phi hiện là loại cá rất được ưa chuộng tại Mỹ với những chương trình quảng bá như đầu bếp tại chỗ và nếm thử miễn phí. Tuy nhiên 80% nguồn cung cá rô phi ở Mỹ - khoảng 171.000 tấn mỗi năm – là từ Trung Quốc.

č

Ai cũng biết rằng nông dân Trung quốc không cho con cái mình ăn những loại thủy sản mà họ nuôi trồng. Vài năm trước đã có một bài báo ở Trung Quốc viết về một bé gái sống tại một làng nuôi cá đã bắt đầu có kinh nguyệt khi mới 7 tuổi do hàm lưᷣng cao các hóc-môn sử dụng trong nuôi cá. Nông dân cũng dùng những kháng sinh mạnh và ohoóc môn tăng trưởng để giúp cá sống sót trong điều kiện thường xuyên bẩn thỉu và đông đúc.

2. Cá tuyết

Khoảng 51% lượng cá tuyᶿt trên thị trường Mỹ là từ Trung Quốc, tương đương khoảng 32.000 tấn mỗi năm. Thực trạng nuôi cá tuyết cũng tương tự như cá rô phi.

3. Nước táo

Nếu bạn mua phải hộp nước táo có hương vị không ngon lắm, thì có thể đó là sản phẩm đã qua một quãng đường vận chuyển dài – từ tận Trung Quốc.

Khoảng 50% lượng nước ép táo bán ở Mỹ có nguồn gốc từ Trung Quốc – khoảng 1.400 triệu lít mỗi năm.

Tồn dư thuốc trừ sâu trên trái cây, rau và thực Űhẩm chế biến sẵn là một vấn đề đã có từ lâu. Trung Quốc lá nhà sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới và phần lớn không giải quyết được vấn nạn tồn dư hóa chất độc hại và phi pháp trên thực phẩm, một thực tế được minh chứng bởi chính mức tồn dư hóa chấtĠtối đa được phép của nước này.

4. Nấm chế biến sẵn

34% lượng nấm chế biến sẵn ở Mỹ là từ Trung Quốc, tương đương 28.000 tấn mỗi năm.

5. Tỏi

Có nhiều con đường để tỏi hiện dũện trong mọi loại thực phẩm chế sẵn. Khoảng 31% lượng tỏi, 100.000 tấn, là từ Trung Quốc. Bạn có thể đọc thấy nhãn “sản phẩm hữu cơ”, nhưng trên thực tế, chưa có bên thứ 3 nào kiểm tra và chứng nhận các sản phẩm “hữu cơ” ở Trung Quốc. Để tăng lợi nhuận, bᶥt kỳ ai cũng có thể dán nhãn cho một sản phẩm là “hữu cơ”.

* Những thông tin trên dựa trên số liệu tháng 8/2013 trong phiên điều trần trước Ủy ban Ngoại giao của Quốc hội Mỹ. Nhập khẩu thức phẩm từ Trung Quốc vào Mỹ tăng khoảng 7% mỗi nămĮ

Vấn đề ô nhiễm ở Trung Quốc

Theo tờ South China Morning Post, “70% số sông và hồ ở Trung Quốc bị ô nhiễm từ các cơĠsở công nghiệp như hóa chất và dệt.” Gần đây, một số cư dân ở Triết Giang, một trong những tỉnh ít ô nhiễm của Trung quốc, đã đặt cược 300.000 NDT (50,000 đô la Mỹ) cho quan chức chính phủ nào dám bơi ở sông rạch tại vùng này.

Đại sứ quánĠMỹ ở Bắc Kinh công bố báo cáo về ô nhiễm không khí mỗi giờ một lần. Công dân Mỹ sống tại Bắc Kinh căn cứ vào thông tin này để quyết định có ra ngoài hay không vào thời điểm đó.

Có rất nhiều báo cáo về tình trạng ô nhiễm không khí, nước vàĠđất “kinh hoàng” ở Trung Quốc. Với mức độ ô nhiễm này, gần như không thể có được thực phẩm an toàn.

Cẩm Tú

Theo theepochtimes