1. Dòng sự kiện:
  2. Định hướng cải cách tiền lương

Những bài học từ Napoleon

Mọi vị tướng tài đều biết rằng, lính mới chính là người mang lại chiến thắng. Các nhà lãnh đạo vĩ đại cũng hiểu rằng nhân viên mới chính là người mang lại thành công. Chúng ta học được những điều đó từ Napoleon Bonaparte.

Có rất nhiều quan điểm của Napoleon vẫn còn phù hợp với những người lãnh đạo trong thế giới ngày nay:

 

Gắn kết về mặt cảm xúc: Trái tim cần cảm xúc cũng giống như cơ thể cần ăn uống vậy. Trước trận chiến ở Kim tự tháp (năm 1797) giữa quân Pháp và Ai cập, Napoleon đã hô hào quân đội của ông ta bằng những lời này: “Hỡi anh em, 40 thế kỷ qua đang coi thường các bạn từ những kim tự tháp này”. Khi hô hào binh sĩ trước trận chiến, vị tướng phải gạt đi những nghi ngờ, sợ hãi và chán nản của của binh lính.

 

Vậy là lãnh đạo, bạn động viên nhân viên thế nào? Cảm xúc bạn tạo ra cho họ sẽ là sức mạnh. Nhân viên ngày nay cần phải có cảm xúc mới có thể giành được kết quả tốt nhất. 

 

Napoleon Bonaparte sinh ở đảo Corsica, thuộc thành phần gia đình quý tộc nghèo. Lên ngôi hoàng đế năm 1804, Napoleon củng cố chế độ tư bản chủ nghĩa ở nước Pháp và các vùng chiếm đóng. Napoleon bị bắt và đày ở đảo Elba vào tháng 4/1814. Năm sau, ông trốn về Pháp, khôi phục lại chính quyền, nhưng chỉ được có 100 ngày (từ 20/3 đến 22/6/1815). Trong trận đánh cuối cùng ở Waterloo, Napoleon bị thua và bị đày ra đảo Saint Helena, ngoài khơi Đại Tây Dương và chết ở đó vào năm 1821.

Kiểm soát cảm xúc của bạn: Bạn kiểm soát cảm xúc riêng của mình như thế nào? Napoleon từng viết: “Một nhà lãnh đạo sẽ luôn sai lầm nếu nói chuyện trong giận dữ”. Giận dữ là thứ cảm xúc cướp đi mọi lí do, kể cả những lí do hợp lí và chính đáng. Nó sẽ mang lại những kết quả ngược như mong muốn của bạn. Sự giận dữ làm bạn mất khả năng suy nghĩ, quyết định. Giận dữ là cách tốt để biết bạn muốn gì, nhưng không phải là cách tốt để biết nên làm gì.

 

Napoleon cho rằng: “Để chỉ đạo, điều khiển tổ chức cả bên trong và bên ngoài, bạn cần phải  suy nghĩ sâu sắc, phân tích tổng hợp và quan tâm không mệt mỏi”. Bạn sẽ khó tập trung khi bạn đầy ắp cảm xúc mệt mỏi và cáu gắt.

 

Nói sự thật: “Không có gì trở nên tốt đẹp trong một hệ thống mà lời lẽ đối lập với thực tế”, Napoleon nói, “Chính sách tốt nhất là sự đơn giản và sự thật”. Người ta quan sát để thấy những điều bạn muốn và muốn những điều bạn nói.

 

Nói thông qua ánh mắt: “Một lãnh đạo phải nói từ ánh mắt. Nó làm cho mọi thứ tốt hơn”, Napoleon nói vậy. Khi bạn nhìn ai đó trong mắt, nó thể hiện sự thừa nhận của bạn với sự tồn tại của họ. Bạn có đi ngang qua nhân viên lễ tân vào mỗi buổi sáng như thể cô ta là một thứ đồ đạc không? Bạn có nhìn cô ta chòng chọc với vẻ đầy hăm doạ? Bạn có ngoảnh mắt khi có một vấn đề của chính bạn hoặc của những người khác mà bạn không thể xử lý?

 

Nói chuyện qua đôi mắt có thể khuyến khích bạn nhận thức được người khác phản ứng như thế nào với những điều bạn đang nói. Không bác sĩ nào có thể nói với một người nào đó rằng họ đang mắc bệnh ung thư qua điện thoại cả, cũng chỉ có những ông sếp nhẫn tâm nhất mới sa thải nhân viên thông qua thư điện tử mà thôi. Hãy nhận thức được phương pháp liên hệ bằng mắt và làm việc để cải thiện nó.

 

Sự tôn trọng: Napoleon cho rằng: “Hãy tôn trọng những người mà bạn gặp”. Không có người nào trên thế giới phản ứng và cư xử một cách thiếu tôn trọng với người khác mà lại được tôn trọng cả. Tôn trọng người khác là điều bạn nên quan tâm nhưng lại không cần quan tâm đến vị trí hay cấp bậc của người đó.

 

Theo Nguyệt Ánh

Lanhdao.net/Sideroad