1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Bất động sản ấm lên nhưng kinh tế chưa vượt đáy?

Thị trường bất động sản đang tiếp tục ấm lên nhưng để lan tỏa sự ấm lên của thị trường này tới nền kinh tế thì có nhiều thách thức.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Việt Nam kỳ vọng thu hẹp nhập siêu từ Argentina

* Kỳ vọng xuất khẩu rau quả sang các nước vùng Vịnh

* Ngân hàng âm thầm "cướp" khách VIP của đối thủ

* Ocean Group sẽ ra sao khi Ocean Bank được mua lại giá 0 đồng?

* Khai thác ‘túi dầu’ quý giá trong lòng Sài Gòn

* Bê bối trong trợ giá gạo ở Thái Lan: Kẽ hở cho tham nhũng

Đó là nhận định của TS Trần Kim Chung, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương. Theo ông Chung, nền kinh tế, suy cho cùng làm gì cũng tạo dựng ra "gương chiếu cho nền kinh tế" chính là hệ thống bất động sản.

Từ cuối 2014 đến quý I năm nay, nền kinh tế đã phục hồi. Đối với thị trường bất động sản, biểu hiện là giao dịch tăng, tồn kho giảm, tín dụng tăng, loại hình giao dịch cũng tăng…. Các chỉ dấu này cho thấy một bước tiến của thị trường.

Chỉ rõ nguyên nhân thị trường có dấu hiệu ấm lên, VOV dẫn lời ông Chung cho rằng: Nhờ hệ thống thể chế liên quan đến thị trường bất động sản đã có những thay đổi nhờ nỗ lực của Quốc hội đã thông nhiều văn bản pháp luật liên như về: doanh nghiệp; đầu tư; đầu tư công; nhà ở, kinh doanh bất động sản; luật đất đai…

Trong đó, đặc biệt là Luật Nhà ở có bước tiến đột phá khi cho người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở Việt Nam, thể hiện chúng ta hội nhập sâu, đón đầu AEC và TPP, người nước ngoài sẽ đến Việt Nam làm ăn và sẽ mua nhà ở; Việt Nam đã đem cả đất đi hội nhập”.

 

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vùng đáy của tăng trưởng

Kinh tế Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi vùng đáy của tăng trưởng

Không những thế, về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan liên quan đã có một loạt văn bản liên quan nhằm hỗ trợ gỡ khó cho thị trường, trong đó phải kể đến hệ thống ngân hàng đã thúc đẩy gia tăng tín dụng cho bất động sản khi không những cho vay mà còn thúc đẩy cho vay. Lạm phát thấp, lãi suất thấp thì bất động sản tăng trưởng.

Về kinh tế vĩ mô, theo ông Chung, nền kinh tế thời gian gần đây có tăng trưởng tốt, lạm phát thấp. Nhờ đó, thị trường bất động sản vốn là “van xả” của lạm phát, nên khi lạm phát thấp, tăng trưởng kinh tế cao thì giá bất động sản sẽ tăng.

Hiện tại, thị trường bất động sản, theo ông Chung, “đang có thuận lợi. Tuy nhiên, để lan tỏa sự ấm lên của thị trường này tới nền kinh tế thì có nhiều thách thức. Chẳng hạn, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu chưa đủ rõ ràng. Vì giao giao dịch với chủ thể có nợ xấu rất nguy hiểm, nhưng ở nước ta hiện không có thông tin tường minh cho biết ai đang có nợ xấu.

Hơn nữa, dù nhiều văn bản pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực trong năm nay, nhưng khó có thể kịp thực thi hiệu quả vì hiện đã là tháng 5, liệu hệ thống văn bản hướng dẫn thi có kịp để áp dụng từ 1/7/2015?".

Đồng quan điểm với ông Chung, tại Diễn đàn kinh tế mùa xuân 2015 tổ chức vào tháng 4 vừa qua, nhiều chuyên gia kinh tế cũng thừa nhận nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi nhưng "chưa bò ra khỏi miệng đáy".

PGS.TS Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nhận định: Tăng trưởng kinh tế nhìn dài hạn, cho đến nay, Việt Nam đang phục hồi nhưng chưa thoát khỏi vùng đáy của tăng trưởng. Kinh tế Việt Nam đã từng rơi xuống đáy hố nhưng đang vực dậy. Tăng trưởng GDP theo ngành, số việc làm, lạm phát giảm, kiềm chế lạm phát tích cực.

Việc dự trữ ngoại tệ lớn trong bối cảnh hiện nay đáng khen ngợi, dòng kiều hối đổ vào Việt Nam tăng lên. Niềm tin của người Việt Nam vào nền kinh tế được phục hồi, tỷ lệ nợ xấu suy giảm.

Tuy nhiên, theo ông Thiên, về chất lượng phục hồi tăng trưởng vẫn còn nhiều điều đáng quan ngại. Phục hồi diễn ra trong xu hướng mất cân đối, thiên lệch về ngoại lực.
 
Theo An Nhiên
Đất Việt

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”