Bí ẩn “núi động đất” bị đại dương nuốt chửng

(Dân trí) - Gần 7 năm sau khi nó được tạo ra bởi một trận động đất khủng khiếp ở Pakistan, hòn đảo được gọi là “Núi động đất” đã bị biển nuốt chửng, theo những hình ảnh mới được công bố từ NASA.

NASA đã tổng hợp các hình ảnh vệ tinh từ 6 năm qua của hòn đảo (còn được gọi là Zalzala Koh), được tạo ra bởi một ngọn núi lửa bùn và cho thấy hòn đảo trong các giai đoạn khác nhau.

Bí ẩn “núi động đất” bị đại dương nuốt chửng - 1
Hòn đảo kì lạ hình thành do động đất và lại bất ngờ biển mất.

Trước khi sóng khiến hòn đảo này sụp đổ trở lại biển, nó cao 20 mét, rộng 90 mét và dài 40 mét khiến các chuyên gia tin rằng nó sẽ không tồn tại lâu, một dự đoán cuối cùng đã chứng minh sự thật.

"Zalzala Koh có thể bị khuất tầm nhìn bây giờ, nhưng điều đó không có nghĩa là nó đã biến mất hoàn toàn", NASA viết trong một bài đăng trên blog.

Cơ quan chức năng nói thêm rằng các núi lửa bùn dọc bờ biển Pakistan là do sự di chuyển của các mảng địa tầng Trái Đất trong khu vực, đáng chú ý là mảng Ả Rập, "chìm dưới mảng Á-Âu vài cm mỗi năm".

Điều đó khiến các trầm tích mềm bị đẩy lên mảng Á-Âu và núi lửa bùn được hình thành, khi đá tan chảy biến thành magma và khí nóng rò rỉ ra ngoài, cuối cùng gây ra một núi lửa bùn.

Zalzala Koh không phải là hòn đảo do núi lửa bùn duy nhất hình thành và chết trong khu vực, NASA lưu ý. Một hòn đảo bùn khác, Malan, đã trỗi dậy và bị xói mòn bốn lần trong thế kỷ qua, vào các năm 1945, 1999, 2010 và 2013.

Khôi Nguyên

Theo Fox News