“Tớ kể bạn nghe” - tiếng nói qua ảnh của trẻ em dân tộc thiểu số

(Dân trí)-120 bức ảnh của 49 học sinh dân tộc H'Mông, M’Nông, Raglai, Chăm tại triển lãm “Tớ kể bạn nghe” là thế giới thu nhỏ đầy trong trẻo, xúc cảm qua lăng kính tuổi thơ. Triển lãm kéo dài đến hết ngày 8/6 tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (đường Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội).

“Em chụp bức ảnh “Mẹ em” vì mẹ xào rau rất ngon, em rất thích ăn. Ngoài bức ảnh chụp mẹ xào rau, em còn chụp cảnh bố mẹ cho trâu, lợn, gà ăn. Em chụp mẹ đang hái rau, bố đang cưỡi ngựa, chụp các bạn cùng lớp trên đường đi học về, lúc các bạn đá bóng, nhảy dây, đá cầu. Em ước mong mẹ sẽ sống lâu trăm tuổi để luôn xào rau cho cả nhà ăn. Em mong muốn sau này chụp thêm được nhiều bức ảnh, được các thầy cô giáo đem đi triển lãm ở Hà Nội nhiều lần hơn nữa” - những chia sẻ của em Giàng Thị Chư, lớp 5B, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mản Thẩn (huyện Simacai, tỉnh Lào Cai) bên bức ảnh của mình tại lễ khai mạc Triển lãmTớ kể bạn nghechiều ngày 30/5 khiến nhiều khách tham quan ồ lên thích thú.

Em Giàng Thị Chư giới thiệu với các bạn nhỏ Thủ đô về bức ảnh của mình.
Em Giàng Thị Chư giới thiệu với các bạn nhỏ Thủ đô về bức ảnh của mình.

Triển lãm “Tớ kể bạn nghe” với 120 bức ảnh là 120 câu chuyện chân thực của các em học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 ở 3 tỉnh Lào Cai, Đắk Nông, Ninh Thuận. Triển lãm được thực hiện với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và tổ chức Oxfam tại Việt Nam hiện nhằm giúp trẻ em dân tộc thiểu số kể chuyện về cuộc sống của mình.

15 nhiếp ảnh gia nh
15 "nhiếp ảnh gia nhí" đại diện 49 em tham gia Dự án cùng tụ hội tại Triển lãm.

“Với những chiếc máy ảnh, các em đã chứng tỏ khả năng quan sát tinh tế và thể hiện được tiếng nói, cách nhìn của riêng mình về cuộc sống khiến người lớn cũng phải ngỡ ngàng”. Thầy Trần Doãn Thao, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phước Tân A (huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ. Trường Tiểu học Phước Tân A có 5 em học sinh dân tộc Raglai tham gia Dự án. Ban đầu không chỉ các em mà chính các thầy cô cũng bỡ ngỡ với cách dùng máy ảnh. Nhưng sau nhiều buổi tập huấn, các em đã sử dụng thuần thục máy ảnh và "tác nghiệp" đầy mê say.

Không ngừng bấm máy ghi lại những bức ảnh trong Triển lãm rồi thỉnh thoảng lại tủm tỉm mỉm cười trước những khuôn hình ngộ nghĩnh, bà Heather Vanderwaal - một du khách đến từ Australia chia sẻ với PV Dân trí: “Tôi thực sự bị lôi cuốn bởi cách nhìn cuộc sống đầy hồn nhiên, vui tươi của các em. Cho trẻ em tự chụp ảnh và kể chuyện theo phương pháp photovoice là một cách làm sáng tạo". 

Bà Heather Vanderwaal chụp lại những bức ảnh của các em nhỏ. 
Bà Heather Vanderwaal chụp lại những bức ảnh của các em nhỏ. Bà cho biết đây là sẽ một kỉ niệm thú vị đối với bà trong chuyến du lịch tại Việt Nam.

Những bức ảnh cho thấy trẻ em ở mọi nơi, trẻ em dân tộc thiểu số khao khát được mở rộng tầm mắt bằng những phương pháp mới mẻ. Với các em, việc học đã không còn đóng khung trong trường lớp, không giới hạn trong những bài giảng chính quy.

Nhiều khách tham quan đến với Triển lãm trong ngày ra mắt.
Đông đảo khách tham quan đến với triển lãm trong ngày ra mắt.

Sau Triển lãm tại Hà Nội,Tớ kể bạn nghe sẽ đến với công chúng tại các tỉnh thành nơi 49 bạn nhỏ sinh sống và học tập trong tháng 7 và tháng 8 năm nay.
 
Mời bạn đọc cùng ngắm một số bức ảnh của các "nhiếp ảnh gia" nhí trong triển lãm:

“Đây là bức ảnh chụp bà nội em. Bà đang cấy lúa một mình với 4 sào ruộng. 
“Đây là bức ảnh chụp bà nội em. Bà đang cấy lúa một mình với 4 sào ruộng. Em mong bà sẽ không vất vả nữa”, em Thành Thị Bông (huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận) chia sẻ.

“Đây là bức ảnh chụp bà nội em. Bà đang cấy lúa một mình với 4 sào ruộng. 
"Em chụp bức ảnh hai bạn đang cười tươi nhận áo mới nhà trường quyên góp được với mong muốn các bạn sẽ không chỉ có thêm quần áo ấm mà còn có thêm nhiều chính sách quan tâm đến học sinh vùng sâu, vùng xa” - em Lừu Văn Thắng - Trường PTDT Bán trú THCS Mản Thẩn (Simacai, Lào Cai) chia sẻ.
 
Em H Điệp (dân tộc M'Nông, Trường THCS Nâm Nung, huyện Kr
Em H' Điệp (dân tộc M'Nông, Trường THCS Nâm Nung, huyện Krông Nô, Đắk Nông) bên tác phẩm của mình.

“Em tên Thuỷ, mới có 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm.

“Em tên Thủy, mới có 4 tuổi nhưng rất nghịch ngợm. Nước em nghịch có màu hồng, em ấy lấy vỏ kẹo cho vào chậu nước nên có màu ấy. Em muốn nói với mọi người trong bản là màu nước này có hại cho sức khoẻ”. - chia sẻ của tác giả Lừu Seo Sềnh, dân tộc H'Mông, Trường PTDT Bán trú Tiểu học xã Mản Thẩn (huyện Simacai, tỉnh Lào Cai).

Em Pinăng Thị Hậu (d
Em Pinăng Thị Hậu (dân tộc Raglai, Trường THCS Nguyễn Văn Linh, Bắc Ái, Ninh Thuận) giới thiệu về bức ảnh của mình.

Em Pinăng Thị Hậu (d
Em Mang Dẫn (Trường THCS Hà Huy Tập, Thuận Bắc, Ninh Thuận) ghi lại những hình ảnh thân quen ở trường mình.

Em H' Hoa (Tiểu học Lê Văn Tám, huyện Kr
Em H' Hoa (Tiểu học Lê Văn Tám, huyện Krông Nô, Đắk Nông) chụp một buổi học đánh cồng chiêng của các bạn nhỏ.

“Em Pinnăng Duy đặt tên chú chó của mình là “Sữa” bởi vì em ấy rất thích uống sữa”. 

“Em Pinnăng Duy đặt tên chú chó của mình là “Sữa” bởi vì em ấy rất thích uống sữa”.  - c
hia s
ẻ của tác giả: Pinăng Luân - dân tộc Raglai - 
Trường THCS B
án trú
 Nguyễn Văn Linh (huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận).

“Em Pinnăng Duy đặt tên chú chó của mình là “Sữa” bởi vì em ấy rất thích uống sữa”. 
Bức ảnh chụp hai em bé đang làm cá để nấu canh đợi bố mẹ về ăn của em Pinăng Luân (Trường THCS Bán trú Nguyễn Văn Linh, Bắc Ái, Ninh Thuận).

 Phương Nhung