Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức”

(Dân trí) - Được chiều chuộng, bao bọc từ nhỏ, ít va vấp, tiếp xúc với xã hội bên ngoài, chỉ tập trung học tập, các bạn học sinh không tránh khỏi việc hời hợt, vô tâm, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình cũng như xã hội. Chỉ đến khi thay đổi môi trường sống hay gặp biến cố, những “cậu ấm, cô chiêu” tuổi 15 mới “tỉnh thức”.

Nguyên nhân của sự vô tâm tuổi 15 phần lớn đến từ chính sự quan tâm, nuông chiều của bố mẹ. Bố mẹ có xu hướng làm hết hộ con, không để con phải “vất vả”, “thôi thuê giúp việc làm để con học”... Thay vì dạy con cư xử, phụ huynh cần con đi học thêm đủ các môn. Chính những điều này đã khiến các học sinh trở nên vô tâm, thiếu trách nhiệm, chỉ biết nhận mà không biết cho đi, không trân trọng tình cảm, công sức của bố mẹ.

Cuộc sống của Trần Ngọc Minh có lẽ sẽ đều đều như 9 năm qua nếu Minh học cấp III tại một trường gần nhà ở Hà Nội. Là một học sinh giỏi, Minh được bố mẹ tạo điều kiện tối đa cho việc học, những chăm lo của bố mẹ đối với Minh là một điều hiển nhiên mà cô bạn không nghĩ ngợi nhiều.

Thế nhưng đến khi học nội trú tại THPT FPT Hòa Lạc, Minh mới nhận ra: “Xa nhà, tôi mới biết trân trọng những phút giây cả nhà ngồi quây quần bên mâm cơm tối, những lời nhắc nhở nghiêm khắc để dạy tôi làm người của bố mẹ. Xa nhà, tôi càng xót xa hơn khi nhìn bố mẹ vác từng bao hàng nặng chở cho khách, quần quật suốt ngày chỉ mong tôi có tương lai hạnh phúc, mà tôi không thể ở bên giúp đỡ họ, hay đơn giản là bóp vai, đấm lưng cho bố mẹ - những việc trước đây tôi có vô vàn cơ hội nhưng đã bỏ lỡ đầy đáng tiếc. Và xa nhà, tôi tìm được vùng an toàn của bản thân, tìm được báu vật mà tôi nguyện sẽ trân trọng suốt đời để bảo vệ: gia đình.”

Bạn Dương Thị Ngọc Anh (lớp 10A11 THPT FPT Hà Nội) chia sẻ: “Lần đầu tiên trong cuộc đời, em đã cầm điện thoại lên nhắn cho bố mẹ “Con chúc bố mẹ ngủ ngon”. Giây phút nhận được tin nhắn trả lời từ bố mẹ, em cảm thấy thật sự nhớ gia đình, thì ra lời nói quan tâm bố mẹ nói ra không hề khó như em vẫn nghĩ. Nhớ lại những lần cãi lời bố mẹ, thậm chí trách móc bố mẹ, em cảm thấy tội lỗi đến nhường nào.”

 Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức” - 1
Đi học xa nhà mới thấy quý từng cái áo mẹ giặt cho.

Khác với cuộc sống “nhung lụa” đủ đầy bên gia đình, các bạn học sinh khi bước vào FPT, bước vào cuộc sống nội trú, tự mình chăm sóc bản thân: giặt quần áo, gấp chăn màn, dọn phòng…, tự mình giải quyết những bất đồng xích mích, hoà mình vào tập thể. Được bố mẹ cho 500,000 mỗi tuần, học sinh FPT phải tự tính toán để ngày 3 bữa no, mà vẫn có tiền ăn vặt hay dành dụm mua những món đồ mình thích.

Có như vậy, các bạn mới thấm thía những gì đã và đang được nhận, mới tự tay xây đắp những giá trị của mình bằng tất cả sức lực và sự cố gắng mà không cần bố mẹ phải quan tâm từng phút giây. Có như vậy các bạn mới thay đổi trong suy nghĩ và cảm xúc.

 Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức” - 2

Bước ra guồng quay của học thêm, thi cử kín mít…, học sinh FShool thực sự sống trọn vẹn các cung bậc cảm xúc.

Đặc biệt trong chương trình Phát triển cá nhân tại THPT FPT Hà Nội, ngay từ lớp 10 học sinh được học những môn học “lạ” như “Sức khỏe và giá trị sống”, “Nhận thức bản thân”, “Quản lý cảm xúc”… giúp các bạn hiểu hành động, cảm xúc, suy nghĩ của bản thân và những người xung quanh dưới cái nhìn phân tích, đa chiều. Từ đó học sinh FPT kiểm soát bản thân hơn, suy nghĩ thấu đáo hơn, nhận ra những giá trị sống đích thực, những quan niệm yêu thương trong cuộc sống.

“Bố em là một người nóng tính, một phần là do công việc, bố luôn trở về nhà với vẻ mệt mỏi và cáu gắt. Lần đó, bố em về nhà rất muộn sau đó mắng anh của em với thái độ rất tức giận. Trước đây, đối với việc này, em thường không quan tâm, thờ ơ. Tuy nhiên, không biết tại sao lần này, em lại nhớ đến buổi học “Sức khỏe và giá trị sống” trên lớp, lần đầu tiên em tự tin chia sẻ với bố, nói chuyện thẳng thắn với bố, khuyên bố thay đổi. Đó cũng là lần đầu tiên bố im lặng lắng nghe em nói chuyện, cũng là lần đầu tiên sau một thời gian dài em thấy được bố và em thật sự đã hiểu nhau. Em nhận ra lời nói yêu thương có sức mạnh vô cùng to lớn” - một học sinh lớp 10A5 THPT FPT chia sẻ.

 Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức” - 3
Cuộc sống nội trú bạn bè chia sẻ với nhau về mọi buồn vui trong gia đình cũng là yếu tố để học sinh FSchool “trông người mà ngẫm đến ta, coi trọng tình thân hơn.

Có hoàn cảnh khá đặc biệt, bố mẹ li dị, một bạn học sinh lớp 10 THPT FPT đã trở nên bất cần, nhiều lúc ghét mẹ vì mẹ bạn hay cáu gắt, khó chịu với ba chị em.“Chính ngôi trường này, chính những tiết học về yêu thương của các thầy cô, chính những trải nghiệm mà em có được đã giúp em thay đổi. Em nhận ra: Khi mẹ em đang cố thay cái bóng đèn trên cao thì em lại đi chơi với các bạn, khi mẹ em đang bê vác những thùng đồ nặng nề thì em lại đang cắm cúi vào điện thoại... Có lẽ, mẹ đã có quãng thời gian rất khó khăn, có thể mẹ đang “stress” mỗi ngày khi phải nuôi chúng em, vừa phải là một người mẹ tốt, vừa phải là một người “bố”gánh vác gia đình.”

“Em thấy mình thật tồi tệ, nhưng em nghĩ bây giờ vẫn còn kịp để thay đổi. Em sẽ cố gắng để mẹ bớt lo lắng về em nữa. Hóa ra, cuộc sống vật chất đủ đầy chưa bao giờ là hạnh phúc thật sự, biết yêu thương, biết chia sẻ với gia đình mới chính là hạnh phúc.” - bạn nói thêm.

 Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức” - 4
Những câu chuyện trong bài viết trích dẫn từ triển lãm cảm xúc của học sinh THPT FPT.

Không chỉ cải thiện mối quan hệ với bố mẹ, gia đình, các chàng trai cô gái FPT còn cởi mở hơn với bạn bè. Bạn Lê Đức Anh (lớp 10A7 THPT FPT) chia sẻ: “Hồi còn học cấp 2, em là một người khá “bạo lực”, thích đánh nhau. Với các mối quan hệ bạn bè, em đều muốn sử dụng “nắm đấm” để giải quyết. Thế nhưng bây giờ em nhận ra rằng mọi thứ có thể nhẹ nhàng nói chuyện, trao đổi. Hiện tại, em có rất nhiều bạn tốt tại đây.”

Bạn Phùng Quang Quý (lớp 10A12) sau một thời gian gặp lại bạn bè và cô giáo cấp II đã được cô nhận xét: “Quý lớn ghê rồi đấy bây giờ chịu nói chuyện với mọi người hơn rồi, không như trước toàn ngồi cắm đầu, không bao giờ bắt chuyện với bất cứ ai.”

“Tỉnh thức” ở tuổi 15, hiểu được những giá trị tình cảm quan trọng và sống vì mọi người hơn, đó sẽ là hành trang quan trọng để học sinh FPT bước đi trên con đường tự lập và trưởng thành.

Tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường THPT FPT tại đây

 Khi “cậu ấm, cô chiêu” ở tuổi 15 mới “tỉnh thức” - 5