Khi các bộ phim lịch sử “bóp méo” cả dòng chảy thời gian

(Dân trí) - Tuy dựa trên các sự kiện có thật trong lịch sử nhưng nhiều tác phẩm điện ảnh lại vướng phải sai sót và để lại kha khá hạt sạn trên phim.

Thực tế thì vào giữa thế kỉ 20, sẽ là khá khiếm nhã nếu không đi tất khi xuất hiện ngoài đường phố và gần như, chẳng có người phụ nữ nào dám “cả gan” nhưng các nhân vật trong phim “Pearl harbor”.
Thực tế thì vào giữa thế kỉ 20, sẽ là khá khiếm nhã nếu không đi tất khi xuất hiện ngoài đường phố và gần như, chẳng có người phụ nữ nào dám “cả gan” nhưng các nhân vật trong phim “Pearl harbor”.
“Elizabeth: The Golden Age” lấy bối cảnh phim vào năm 1585, khi ấy, nữ hoàng Elizabeth đã ngoài 50 nhưng vai nữ chính lại do nữ diễn viên 36 tuổi Cate Blanchett đảm nhận. Đặc biệt, đoàn làm phim cũng không nỡ trang điểm cho Cate Blanchett già nua đi dù chỉ đôi chút.
“Elizabeth: The Golden Age” lấy bối cảnh phim vào năm 1585, khi ấy, nữ hoàng Elizabeth đã ngoài 50 nhưng vai nữ chính lại do nữ diễn viên 36 tuổi Cate Blanchett đảm nhận. Đặc biệt, đoàn làm phim cũng không nỡ trang điểm cho Cate Blanchett già nua đi dù chỉ đôi chút.
Bộ phim “Alexander” đã khắc họa rất tốt cuộc đời vĩ đại của Alexander Đại đế trên lưng chiến mã huyền thoại Bucephalus. Tuy nhiên, một chú ngựa thuộc giống Friesian đã “casting” cho vai Bucephalus nhưng thực tế phải đến thế kỷ 16, nghĩa là gần một thiên niên kỷ sau thời đại của Alexander Đại đế thì giống ngựa Friesian mới xuất hiện.
Bộ phim “Alexander” đã khắc họa rất tốt cuộc đời vĩ đại của Alexander Đại đế trên lưng chiến mã huyền thoại Bucephalus. Tuy nhiên, một chú ngựa thuộc giống Friesian đã “casting” cho vai Bucephalus nhưng thực tế phải đến thế kỷ 16, nghĩa là gần một thiên niên kỷ sau thời đại của Alexander Đại đế thì giống ngựa Friesian mới xuất hiện.
Bộ phim “Pride and Prejudice” đã được trau chuốt rất kỹ càng để đảm bảo truyền tải đúng nguyên tác của Jane Austen. Tuy nhiên, một điều khá gây tranh cãi là trong một cảnh phim, nữ chính lại đi đôi bốt Wellington mà ở thời kỳ đó, hãng bốt nổi tiếng vẫn chưa được ra mắt.
Bộ phim “Pride and Prejudice” đã được trau chuốt rất kỹ càng để đảm bảo truyền tải đúng nguyên tác của Jane Austen. Tuy nhiên, một điều khá gây tranh cãi là trong một cảnh phim, nữ chính lại đi đôi bốt Wellington mà ở thời kỳ đó, hãng bốt nổi tiếng vẫn chưa được ra mắt.
Trong “Titanic”, nam chính đã kể rằng mình từng có lần đi câu cá ở hồ Wissota tại quê nhà Chippewa Falls, Wisconsin. Tuy nhiên, thực tế hồ Wissota phải đợi đến năm 1917 mới được đào, nghĩa là đã 6 năm sau vụ đắm tàu Titanic kinh hoàng.
Trong “Titanic”, nam chính đã kể rằng mình từng có lần đi câu cá ở hồ Wissota tại quê nhà Chippewa Falls, Wisconsin. Tuy nhiên, thực tế hồ Wissota phải đợi đến năm 1917 mới được đào, nghĩa là đã 6 năm sau vụ đắm tàu Titanic kinh hoàng.
Trong “Saving Private Ryan” có một cảnh bắn súng rất ngầu khi nhân vật Miller dựa vào một chiếc xe mô tô để nhắm bắn. Dù vậy, nếu “soi” thật kỹ thì khán giả hoàn toàn có thể nhận ra đây không phải chiếc xe của Đức mà là chiếc Ural M63 của Nga. Vào thời điểm năm 1944 trong phim, mẫu xe này vẫn chưa được ra đời.
Trong “Saving Private Ryan” có một cảnh bắn súng rất ngầu khi nhân vật Miller dựa vào một chiếc xe mô tô để nhắm bắn. Dù vậy, nếu “soi” thật kỹ thì khán giả hoàn toàn có thể nhận ra đây không phải chiếc xe của Đức mà là chiếc Ural M63 của Nga. Vào thời điểm năm 1944 trong phim, mẫu xe này vẫn chưa được ra đời.
“Gladiator” là một bộ phim sử thi hào hùng nhưng lại tồn tại rất nhiều hạt “sạn”. Đầu tiên là Commodus trong lịch sử không hề giết cha Marcus Aurelius đoạt ngôi mà vị hoàng đế già qua đời do bị ám sát. Cấp bậc tướng của nam chính Maximus vốn dĩ cũng không có ở triều đại này và ngay cả hiệu lệnh hỏa tiễn (fire) cũng phải đợi tới Thời Trung Cổ mới được sử dụng tại châu Âu.
“Gladiator” là một bộ phim sử thi hào hùng nhưng lại tồn tại rất nhiều hạt “sạn”. Đầu tiên là Commodus trong lịch sử không hề giết cha Marcus Aurelius đoạt ngôi mà vị hoàng đế già qua đời do bị ám sát. Cấp bậc tướng của nam chính Maximus vốn dĩ cũng không có ở triều đại này và ngay cả hiệu lệnh hỏa tiễn (fire) cũng phải đợi tới Thời Trung Cổ mới được sử dụng tại châu Âu.

Dung Nhi

Theo BR