Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng

(Dân trí) - Sáng 21/2 (tức mùng 6 tết Mậu Tuất), người dân làng mộc Kim Bồng (xã Cẩm Kim, Hội An, Quảng Nam) lại rộn ràng trẩy hội giỗ tổ nghề mộc. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của đông đảo người dân và du khách gần xa.

Từ ngàn xưa, dân gian Việt có câu: “Con người có tổ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn” - như để nhắc nhớ cháu con luôn nhớ về cội nguồn gốc rễ của mình. Vì thế, hàng năm cứ vào ngày mồng 6 tháng Giêng, người dân xã Cẩm Kim bằng tấm lòng thành kính đã làm lễ tưởng nhớ ơn công đức của các vị tổ nghề mộc Kim Bồng.

Lễ giỗ tổ nghề mộc để người dân ghi nhớ công ơn các vị tiền hiền
Lễ giỗ tổ nghề mộc để người dân ghi nhớ công ơn các vị tiền hiền

Làng mộc Kim Bồng nằm bên bờ sông Thu Bồn, là một trong những làng nghề truyền thống của Hội An. Nghề mộc Kim Bồng được hình thành từ thế kỷ 15 bởi những người tài hoa từ đồng bằng Bắc Bộ và vùng Thanh Nghệ Tĩnh vào khai khẩn vùng đất Kim Bồng.

Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 2
Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 3
Dù hiện nay đã có các công cụ hiện đại để hỗ trợ việc sản xuất nhưng đến ngày giỗ tổ người dân vẫn sử dụng cây “Cưa Đợi” để làm lễ phát mộc đầu năm
Dù hiện nay đã có các công cụ hiện đại để hỗ trợ việc sản xuất nhưng đến ngày giỗ tổ người dân vẫn sử dụng cây “Cưa Đợi” để làm lễ phát mộc đầu năm

Đến cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, nghề mộc Kim Bồng bắt đầu phát triển nhờ sự phồn thịnh của thương cảng Hội An. Đến thế kỷ 18, nghề phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng với ba nhóm nghề: mộc xây dựng các công trình kiến trúc đô thị, mộc dân dụng và nghề đóng sửa tàu thuyền.

Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 5
Rất đông du khách đến tham quan, thưởng lãm làng nghề trong ngày giỗ tổ
Rất đông du khách đến tham quan, thưởng lãm làng nghề trong ngày giỗ tổ

Làng mộc Kim Bồng rất nổi tiếng vì hầu hết các kiến trúc cổ kính của Hội An đều do bàn tay tài hoa của ông cha dựng nên từ những ngày vàng son của thương cảng mậu dịch quốc tế Hội An. Thợ mộc Kim Bồng tự hào được các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, triều đình nhà Nguyễn mời ra Kinh đô để xây dựng các công trình.

Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 7
Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 8
Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 9
Người dân và du khách rất hào hứng với các nghề truyền thống tại địa phương như đan lát, dệt chiếu…
Người dân và du khách rất hào hứng với các nghề truyền thống tại địa phương như đan lát, dệt chiếu…

Do hoàn cảnh lịch sử, làng mộc Kim Bồng đã có thời gian dài “ngủ yên” và có nguy cơ thất truyền. Với sự tâm huyết của một số người thợ, nghề mộc Kim Bồng đã “thức dậy”, hồi sinh và dần phát triển cùng với việc vinh danh di sản phố cổ Hội An. Ngày nay, những người thợ Kim Bồng tài hoa vẫn lưu giữ nghề truyền thống mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, đóng sửa tàu thuyền…

Đông đảo du khách nước ngoài cũng đã tham gia trẩy hội
Đông đảo du khách nước ngoài cũng đã tham gia trẩy hội

Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 12
Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 13
Về Hội An vui hội giỗ tổ nghề mộc Kim Bồng - 14
Các món ăn dân giã địa phương cũng được mang đến để du khách thưởng thức như bánh xèo, bánh bào, chè bắp…
Các món ăn dân giã địa phương cũng được mang đến để du khách thưởng thức như bánh xèo, bánh bào, chè bắp…

Các trò chơi dân gian cũng thu hút rất nhiều người
Các trò chơi dân gian cũng thu hút rất nhiều người

Nghệ nhân Huỳnh Sướng (truyền nhân duy nhất của nghệ nhân nhân dân Huỳnh Ry) cho biết: “Mỗi tháng làng mộc Kim Bồng thu hút hơn 500 ngàn lượt khách đến tham quan, du lịch. Hiện làng vẫn chưa bán vé nên doanh thu của người dân chủ yếu đến từ các sản phẩm quà lưu niệm, đóng thuyền, điêu khắc… ước tính mỗi năm thu về trên 20 tỷ đồng. Hiện làng đã đào tạo cho 100 thanh niên có chí hướng theo nghề và đây là lực lượng nòng cốt sẽ góp phần duy trì làng nghề trong tương lai. Sản phẩm của làng mộc đã được xuất khẩu đi nhiều quốc gia, đưa sản phẩm làng vươn xa”.

​Lễ giỗ tổ làng mộc Kim Bồng

Ông Phan Trọng Nhân - Chủ tịch UBND xã Cẩm Kim - cho biết: “Năm qua, mộc Kim Bồng nhìn chung hoạt động khá ổn định, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao và đa dạng về mẫu mã. Số lượng du khách đến với làng mộc Kim Bồng ngày càng tăng. Thu nhập bình quân của người thợ được đảm bảo, giải quyết nhiều công ăn việc làm, góp phần khá lớn vào tổng giá trị kinh tế của địa phương. Đặc biệt, địa phương quan tâm bảo tồn, phát triển và gìn giữ được nghề truyền thống”.

C.Bính-N.Linh