Sự lột xác ngoạn mục của nhiều đô thị lớn ở Trung Quốc trong nửa thế kỷ

(Dân trí) - Chỉ trong vòng mấy chục năm, nhiều đô thị lớn ở Trung Quốc đã có sự chuyển mình ngoạn mục. Một nhiếp ảnh gia người nước ngoài đã kỳ công sưu tầm lại những tấm hình được chụp cách đây thậm chí cả thế kỷ, để rồi so sánh với thời điểm hiện tại, cho người xem thấy được sự tương phản và thay đổi thú vị.

Trong vòng hơn nửa thế kỷ qua, nhiều thành phố ở Trung Quốc đã có bước ngoặt đáng nể ở quá trình đô thị hóa. Hàng trăm triệu người dân nông thôn cũng rời làng quê để tới các thành phố lớn, mang trong mình hi vọng sẽ kiếm được công việc tốt hơn.

Nhiếp ảnh gia Dheera Venkatraman dành vài năm để đặt chân tới nhiều vùng đất ở “quốc gia đông dân nhất thế giới”. Từ đây, anh nảy sinh ra ý tưởng thực hiện dự án đặc biệt. Ở mỗi thành phố, anh sưu tầm lại những tấm hình cũ chụp cách đó cả thế kỷ. Sau đó, chúng được ghép lại và so sánh với hình ảnh hiện tại. Qua đó, người xem thấy được sự tương phản rõ nét và những thay đổi thú vị do con người tạo nên.

Nhiếp ảnh gia chia sẻ: “Không phải lúc nào cũng tìm được đúng góc độ hoàn hảo hay điểm thuận lợi để ghi lại giống như cảnh cũ trong hồi ức. Thậm chí, một số trường hợp tôi gặp nhiều khó khăn khi chụp hình đúng vào thời điểm đang xây dựng. Nhưng cuối cùng, dự án đã hoàn tất. Bộ ảnh cho người xem có cái nhìn tương đối toàn cảnh, thể hiện sự đổi thay của Trung Quốc trong suốt những năm qua”.

Bộ ảnh cho người xem được quay ngược thời gian nhớ lại hồi ức của những tháng năm cũ, đồng thời cảm nhận được sự đổi thay diễn ra mãnh liệt thế nào. Trong hình là thành phố Vũ Hán năm 1931 (ảnh trên) và thời điểm hiện tại (2016).
Bộ ảnh cho người xem được quay ngược thời gian nhớ lại hồi ức của những tháng năm cũ, đồng thời cảm nhận được sự đổi thay diễn ra mãnh liệt thế nào. Trong hình là thành phố Vũ Hán năm 1931 (ảnh trên) và thời điểm hiện tại (2016).
Nhiếp ảnh gia Venkatraman kỳ công tìm đúng góc hình cũ để chụp lại. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Trong hình là thành phố Quảng Châu năm 1970 (ảnh trên) và thời điểm hiện tại (2016).
Nhiếp ảnh gia Venkatraman kỳ công tìm đúng góc hình cũ để chụp lại. Nhưng không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra suôn sẻ. Trong hình là thành phố Quảng Châu năm 1970 (ảnh trên) và thời điểm hiện tại (2016).
“Bộ ảnh có thể mang tới cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau’, nhiếp ảnh gia nhận định. Trong hình là thành phố Tây An năm 1949 và thời điểm hiện tại (2016).
“Bộ ảnh có thể mang tới cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau’, nhiếp ảnh gia nhận định. Trong hình là thành phố Tây An năm 1949 và thời điểm hiện tại (2016).
Quang cảnh một công viên thuộc thành phố Vũ Hán. Có thể thấy, khung cảnh từ năm 1960 tới 2016 không có nhiều thay đổi.
Quang cảnh một công viên thuộc thành phố Vũ Hán. Có thể thấy, khung cảnh từ năm 1960 tới 2016 không có nhiều thay đổi.
Nếu như năm 1978, không một thành phố nào ở Trung Quốc đạt ngưỡng 10 triệu dân. Thì tới năm 2010, quốc gia này có 6 thành phố với 10 triệu dân, 10 thành phố có mức dân cư từ 5 triệu đến 10 triệu. Trong hình là thành phố Thượng Hải năm 1959 và thời điểm hiện tại (2016).
Nếu như năm 1978, không một thành phố nào ở Trung Quốc đạt ngưỡng 10 triệu dân. Thì tới năm 2010, quốc gia này có 6 thành phố với 10 triệu dân, 10 thành phố có mức dân cư từ 5 triệu đến 10 triệu. Trong hình là thành phố Thượng Hải năm 1959 và thời điểm hiện tại (2016).
Chỉ tính riêng lượng xi măng Trung Quốc sử dụng vào thời điểm từ năm 2011 tới 2013 đã lớn hơn mức Mỹ tạo nên trong suốt 1 thế kỷ. Trong hình là một cây cầu ở thành phố Quảng Châu 1970 và thời điểm hiện tại (2016).
Chỉ tính riêng lượng xi măng Trung Quốc sử dụng vào thời điểm từ năm 2011 tới 2013 đã lớn hơn mức Mỹ tạo nên trong suốt 1 thế kỷ. Trong hình là một cây cầu ở thành phố Quảng Châu 1970 và thời điểm hiện tại (2016).
Điều này đã biến Trung Quốc sở hữu hàng loạt những đô thị lớn và tòa nhà cao ốc cao chọc trời của ngày hôm nay. Trong hình là thành phố Vũ Hán năm 1927 và hiện tại.
Điều này đã biến Trung Quốc sở hữu hàng loạt những đô thị lớn và tòa nhà cao ốc cao chọc trời của ngày hôm nay. Trong hình là thành phố Vũ Hán năm 1927 và hiện tại.
Trung Quốc đang ‘nắm trong tay” hàng loạt những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới và các trung tâm mua sắm lớn nhất hành tinh. Trong hình là thành phố Nghi Bân năm 1940 và thời điểm hiện tại.
Trung Quốc đang ‘nắm trong tay” hàng loạt những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới và các trung tâm mua sắm lớn nhất hành tinh. Trong hình là thành phố Nghi Bân năm 1940 và thời điểm hiện tại.
Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1994 và thời điểm hiện tại.
Thành Đô, Tứ Xuyên năm 1994 và thời điểm hiện tại.
Hàng Châu năm 1900 vẫn còn là vùng đất hoang vắng dân cư thưa thớt. Thì đến năm 2016 đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất ở quốc gia này.
Hàng Châu năm 1900 vẫn còn là vùng đất hoang vắng dân cư thưa thớt. Thì đến năm 2016 đã trở thành một trong những điểm du lịch hút khách bậc nhất ở quốc gia này.
Thượng Hải 1940 và 2016.
Thượng Hải 1940 và 2016.

Việt Hà

Theo BP