Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex

(Dân trí) - Tôi may mắn đươc dự lễ trao giải thưởng danh giá Fukuoka 2015. Tại buổi lễ trang trọng với sự hiện diện của hoàng tử, công nương cùng đông đảo khách mời và báo chí quốc tế, trong phần giới thiệu về những nét đặc sắc của Fukuoka, ông thị trưởng đã đưa ra những bức tranh ở bảo tàng Mỹ thuật Fukuoka nhưng phần quan trọng nhất của những bức tranh này thì bị che lại. Và ông nhắc, các bạn hãy đến xem, nhưng cần nhớ phải trên 18 tuổi.


Tác giả tham quan bảo tàng thành phố Fukuoka trong chuyến công tác Nhật Bản mới đây.

Tác giả tham quan bảo tàng thành phố Fukuoka trong chuyến công tác Nhật Bản mới đây.

Thành phố mệnh danh là "cửa ngõ" giao thương với Châu Á này, có khá nhiều bảo tàng nổi tiếng. Trong mấy ngày ngắn ngủi chúng tôi cũng kịp lướt qua tới 4 bảo tàng.

Trước hết phải kể đến Bảo tàng Quốc gia Cửu Châu (Kyushu National Museum). Đây là một trong bốn bảo tàng quốc gia nổi tiếng của Nhật Bản với kiến trúc độc đáo cùng những bộ sưu tập đặc sắc. 

Tiếp đó là Bảo tàng Fukuoka (Fukuoka City Museum ) có tới 10 khu vực trưng bày, từ cảnh quan địa lý hình thành nên đảo Kyushu mấy ngàn năm trước đến các tiến bộ khoa hoc công nghệ, phong tục, văn hoá, giáo duc, thể thao thời hiện đại của thành phố năng động này, xem cả ngày vẫn thòm thèm.

Rồi đó bảo tàng Gốm sứ cũng rất cuốn hút, nhưng tôi muốn giới thiệu với các bạn Viêt Nam lâu hơn môt chút để nếu có điều kiện thì đi thăm Bảo tàng Mỹ thuật Châu Á và Bảo tàng Mỹ thuật Fukuoka.

Bảo tàng Mỹ thuật Châu Á Fukuoka (Fukuoka Asian Art Museum, viết tắt là FAAM) là bảo tàng quy tụ nghiên cứu và trưng bày mỹ thuật khu vực Á Châu hiện đại và đương đại. Bảo tàng FAAM đã có sưu tập những tác phẩm từ trước, nhưng cũng mới mở cửa năm 1999 khi xây quy mô tại thành phố Fukuoka. Bảo tàng này không nằm riêng mà ở tầng thứ 8 trong môt toà nhà lớn ở khu vưc Trung tâm.

Hôm tôi đến đây tháng 9/2015 điều làm tôi tự hào để giới thiệu với bạn bè các nước là tác phẩm Hai thiếu nữ và em bé của danh hoạ Viêt Nam Tô Ngọc Vân được trưng bày trang trong tại đây. Cùng đó là môt số tranh có vẽ là tranh cổ động như: Khắp miền quê em sạch bóng thù, Chào Tây nguyên đại thắng mùa xuân, Chung tay lao động và bảo vệ tổ quốc của môt số tác giả Việt Nam khác. 

Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex - 2
Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex - 3
Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex - 4

Những tác phẩm phẩm của Việt Nam được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật Châu Á Fukuoka.

Những tác phẩm phẩm của Việt Nam được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật Châu Á Fukuoka.

 

Tôi đươc biết cách đây 10 năm tại bảo tàng này cũng từng có môt triển lãm tranh Việt Nam khá bề thế. Từ các tên tuổi lớn của trường mỹ thuật Đông Dương như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Lưu Văn Sìn, Hoàng Tích Chù, Nguyễn Phan Chánh,… đến Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái,… cùng các họa sỹ lớp sau như Phạm Công Thành, Lê Trí Dũng, Diệp Minh Châu,…  đã đưa đến cho công chúng Nhật toàn cảnh 50 năm chặng đường phát triển của hội họa hiện đại Việt Nam từ giai đoạn 1925 đến 1975.

 


Những tác phẩm phẩm của Việt Nam được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật Châu Á Fukuoka.

Những tác phẩm phẩm của Việt Nam được trưng bày ở bảo tàng mỹ thuật Châu Á Fukuoka.

 

Bảo tàng có phòng tranh Xuân chỉ dành cho những người trên 18 tuổi - Bảo tàng Mỹ thuât Fukuoka (Fukuoka Art museum).

Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex - 7

Bảo tàng này nằm ngay công viên Oshori với cảnh quan rất đẹp. Bảo tàng có nhiều chuyên đề trưng bày theo từng thời kỳ, vào thời điểm tháng 9/2015 đã thấy thông báo những chuyên đề cho năm 2016. Cùng với các thể loại tranh còn có đồ gốm sứ, thêu may,... đăc biệt ở bảo tàng này còn bán các tập tranh in những tác phẩm của các tác giả nổi tiếng Nhật Bản và thế giới. Nhưng có lẽ phòng tranh làm mọi người chú ý là phòng Xuân Hoạ. 


Tại đây nhiều tư thế yêu được diễn tả sống động đến bất ngờ.

Tại đây nhiều tư thế "yêu" được diễn tả sống động đến bất ngờ.

Khi tôi vừa xem xong phòng tranh cổ ở tầng 2 toà nhà chính bước ra, thì được một nhân viên bảo tàng mời vào một phòng có treo tấm màn đề chữ Xuân (chữ Hán), đây chính là phòng tranh chỉ dành cho những khách tham quan trên mười tám tuổi. 

Lần đầu nhìn những bức tranh trưng bày ở đây tôi giật mình choáng váng. Một thế giới tranh mô tả cảnh làm tình hết sức cụ thể, đủ tư thế, đủ kiểu cách còn hơn những gì mà thỉnh thoảng một vài cảnh sex lạc vào đâu đó trên mạng. Có cảnh một nam hai nữ, một nữ hai nam và còn hơn thế nữa, đó là cảnh đồng tính nam nam nữ nữ và đỉnh điểm là cảnh con bạch tuộc làm tình với một cô gái. 

Phòng tranh không cho chụp ảnh, nhưng ngay sau khi bước ra khỏi phòng tranh gõ vào từ Shunga (Xuân hoạ) thì có thể tìm thấy cơ man tấm tranh minh hoạ. Shunga, hay còn gọi là xuân họa, là loại tranh khắc trên gỗ, lấy chủ đề quan hệ nam nữ làm cảm hứng ở Nhật có từ thế kỷ 17, nhưng nếu tìm hiểu về loại hình nghệ thuât này thì ở Trung Quốc đã xuất hiện trước cả hàng ngàn năm và phát triển khá thịnh vào khoảng thế kỷ 10 ở những đô thị buôn bán lớn như Tô Châu, Hàng Châu, Quảng Châu vì đây là thứ thưởng lãm trong cung vua hay các bậc quyền quý cho nên có tên gọi là Xuân cung hoạ (Spring palace pentings), các hình làm tình rất cụ thể không chỉ đươc vẽ trên giấy mà còn đươc in trên sứ chén đĩa, bình trà, bình hoa,...

Sang Fukuoka, đến bảo tàng xem tranh sex - 9

Dù gây ra không ít tranh cãi nhưng những bức tranh shunga cổ vẫn được trưng bày trong các bảo tàng lớn và tranh shunga của Nhật Bản đã được đem tới bảo tàng Anh ở London và cả ở Mỹ.

Dù gây ra không ít tranh cãi nhưng những bức tranh shunga cổ vẫn được trưng bày trong các bảo tàng lớn và tranh shunga của Nhật Bản đã được đem tới bảo tàng Anh ở London và cả ở Mỹ.

 
Shunga khắc họa khá chi tiết và trần trụi những bộ phận nhạy cảm trên cơ thể nam, nữ, sự hoan lạc thể hiện trên nét mặt và đủ các tư thế “mây mưa”. Người ta có thể coi bức tranh Giấc Mơ của người vợ ngư phủ của họa sỹ Hokusai đã diễn tả hình tượng người phụ nữ đê mê do con bạch tuộc khẩu giao dường như hoàn toàn xa lạ với dòng chính lưu của mọi truyền thống mỹ thuật chính thống. Tuy nhiên, đây là một trong những bức tranh nổi tiếng nhất của họa sỹ Hokusai, nhiều nhà nghiên cứu cho ông là họa sỹ mộc bản vỹ đại nhất trong mọi thời đại của Nhật Bản.

Tranh Shunga được coi như “quà cưới” để các cô dâu mang về nhà chồng, và như thứ bùa may mắn của các samurai trước khi ra trận.
 
Dù gây ra không ít tranh cãi nhưng những bức tranh shunga cổ vẫn được trưng bày trong các bảo tàng lớn và tranh shunga của Nhật Bản đã được đem tới bảo tàng Anh ở London và cả ở Mỹ. 

Ở ta, chuyện xuân tình là chuyện kín đáo ít ai đề cập, nhưng trong văn học đã có một Hồ Xuân Hương với những bài thơ hết sức "Xuân" nghe nói hoạ sỹ Bùi Xuân Phái đã dùng cây bút hình tượng hoá những lời thơ của Hồ Xuân Hương cũng khá bắt mắt, tất nhiên không quá lộ liễu.


Hoạ sỹ Bùi Xuân Phái đã dùng cây bút hình tượng hoá những lời thơ của Hồ Xuân Hương cũng khá bắt mắt tất nhiên không quá lộ liễu. 

Hoạ sỹ Bùi Xuân Phái đã dùng cây bút hình tượng hoá những lời thơ của Hồ Xuân Hương cũng khá bắt mắt tất nhiên không quá lộ liễu. 

Ở Nhật, không phải Fukuoka mới có shunga mà "quê hương" shunga chính là ở Tokyo, nhưng những lần trước đến nơi này hầu như không mấy ai chú ý. Tôi hỏi mấy người du lịch thì có người cho biết, đi du lich thì cùng với xem phong cảnh là shopping mấy ai thích vào Bảo tàng mà biết! 

Đi một chặng đàng học một sàng khôn, ít nhất là thêm hiểu biết, tôi nhớ lần đến Bali - thiên đường du lịch Indonesia đến đâu cửa hàng tạp hoá, quầy hàng lưu niệm cũng bán đầy các "của quý" đàn ông , to có , nhỏ có với nhiều chất liệu và công dụng như mở nút chai, trang trí,... cũng khá ấn tượng . 

Phải chăng shunga cũng là nét văn hoá độc đáo không chỉ có ở Nhật mà cả Trung Quốc, Ấn Độ phát triển từ lâu đời. Cái trần trụi của tình dục hoá ra phương đông lại đi trước cả phương tây,... nhiều người bây giờ mới hiểu, ai có điều kiện đến Fukuoka cũng nên ghé xem cho biết!

 Phan Lương