“Phố ông Đồ” vắng bóng người xin chữ

(Dân trí) - Khác với mọi năm, “Phố ông Đồ” sẽ được chuyển từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Điều này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như tránh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.

Chỉ còn gần một tuần lễ nữa là tới tết Nguyên đán, trong những ngày này, phố phường Hà Nội càng trở nên tấp nập và đông vui hơn. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, du khách lại có dịp xin chữ cũng như tìm hiểu, khám phá về nghệ thuật thư pháp.

“Phố Ông Đồ” được di dời vào khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

“Phố Ông Đồ” được di dời vào khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Khác với mọi năm, năm nay, “Phố ông Đồ” sẽ được chuyển từ vỉa hè phố Văn Miếu vào khu vực Hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Điều này nhằm đảm bảo an ninh trật tự, mỹ quan đô thị cũng như tránh ảnh hưởng đến cảnh quan khu di tích.

Hình ảnh những ông đồ tại khu vực Hồ Văn – Quốc Tử Giám.


Hình ảnh những ông đồ tại khu vực Hồ Văn – Quốc Tử Giám.

Hình ảnh những ông đồ tại khu vực Hồ Văn – Quốc Tử Giám.

Tại khu vực Hồ Văn thuộc khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hơn 30 nhà khung sắt, mái vải với bàn ghế đẹp được dựng lên để các ông ngồi sáng tác thư pháp. Những người này đều được chọn lọc và cấp thẻ hoạt động. Giá bán chữ cũng được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng "chặt chém", vòi vĩnh khách hàng. Xe của người dân đến "Phố ông Đồ" được đưa vào các điểm trông giữ...

Năm nay, "Phố ông Đồ" mở cửa từ 8h30-20h00 hàng ngày. Riêng đêm 30 Tết kéo dài đến 2h sáng; ngày mùng 1 và mùng 2 Tết kéo dài đến 22h để phục vụ người dân vui xuân. Ước tính sẽ có khoảng 60-70 "ông Đồ" tham gia viết thư pháp tại khu vực Hồ Văn thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

 Rất nhiều nhà khung sắt được dựng lên nhưng khu phố vẫn vóng bóng người.


 Rất nhiều nhà khung sắt được dựng lên nhưng khu phố vẫn vóng bóng người.

 Rất nhiều nhà khung sắt được dựng lên nhưng khu phố vẫn vóng bóng người.

Tuy nhiên, việc di dời “Phố Ông Đồ” cũng gây ra nhiều ý kiến trái chiều khác nhau. Nhiều người dân không được biết đến quy định này, cộng với việc khuôn viên tại khu Hồ Văn khá hẹp, nên chỉ lác đác một vài “ông Đồ” chịu ngồi lại.

Nhiều ông đồ cho rằng, quyết định này chưa hợp lý bởi những người viết chữ luôn ngồi sát tường bao, người dân vẫn đi lại trên vỉa hè được nên không gây ách tắc giao thông. Hiện nay, nhiều ông đồ chỉ dám trải thảm, đặt chiếc bàn nhỏ, treo một, hai câu đối ngoài vỉa hè khu Văn Miếu.

Nhiều ông đồ vẫn cho chữ tại khu vực vỉa hè khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.


Nhiều ông đồ vẫn cho chữ tại khu vực vỉa hè khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Nhiều ông đồ vẫn cho chữ tại khu vực vỉa hè khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám.

Cũng như những năm trước, các ông đồ cho chữ tại Văn Miếu ở nhiều lứa tuổi khác nhau, họ thường mặc áo the, đầu đội khăn xếp, vừa viết những nét chữ vuông vắn vừa giảng giải nội dung, giới thiệu lịch của chữ Nho .

Du khách tới đây, nếu là người già thường hay xin chữ Hiếu, chữ Đức về cho con, người trẻ có hiếu hay xin chữ Phúc cho bố mẹ, ông bà. Người đi làm công sở thường xin chữ Nhẫn, du khách nước ngoài hay xin chữ Hạnh Phúc. Những người buôn bán thường xin chữ Phát, chữ Lộc.

Bài và ảnh: Nhữ Trang