Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang động

(Dân trí) - Nhóm khảo cổ bất ngờ khai quật thấy hóa thạch đầu của một con cá mập lớn trong hang động, ước tính sống cách đây 330 triệu năm.

Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang động

Nhóm nghiên cứu đều “choáng váng” khi phát hiện thấy “tàn dư” của một con cá mập cỡ lớn, hóa thạch ở bức vách trong một hang động tại bang Kentucky, Mỹ. Phần còn lại của loài vật cổ đại này tìm thấy ở công viên quốc gia hang Mammoth - hệ thống hang động dài nhất thế giới.

Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang động - 1
Hóa thạch cá mập tìm thấy trong hang động

Theo các chuyên gia, khu vực hang động này từng là đại dương cách đây 330 triệu năm. Khi những con cá mập chết, xác của chúng bị chôn trong trầm tích, trở thành đá vôi, hình thành nên hang động.

Sau phát hiện ban đầu, cả nhóm còn tìm thấy hàng trăm hóa thạch răng của ít nhất 10 loài cá mập trong hang động.

Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang động - 2
Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là loài sống cách đây khoảng 330 triệu năm

“Đây là vấn đề lớn. Nó có thể thấy một bộ xương cá mập trong hang”, ông John-Paul Hodnett, nhà cổ sinh vật học kiêm điều phối viên chương trình tại công viên khủng long ở Maryland, cho hay.

Xương cá mập chủ yếu là sụn, vốn không hóa thạch được, bởi vậy hiếm khi giữ được nguyên vẹn. Sụn được bảo quản chỉ có thể tìm thấy ở rất ít nơi trên thế giới.

Dựa trên các vết tích, nhóm khảo cổ tìm thấy hóa thạch hàm dưới, sụn sườn và nhiều răng của một con cá mập với kích thước khoảng 6,5 m – tương đương với cá mập trắng thời hiện đại.

Phát hiện đầu cá mập 330 triệu năm trong hang động - 3
Khám phá bên trong hang động

Để tiếp cận với hóa thạch bên trong của hang, nhóm khảo cổ phải bò bằng tay và đầu gối chừng 400 m.

Theo Hodnett, ông sẽ vẫn nghiên cứu các mẫu hóa thạch thu thập được từ hang động Mammoth. “Đây là hang có tàn tích cá mập trắng hóa thạch phong phú và vẫn còn nhiều điều chưa khám phá”, ông Hodnett nói.

Quốc Việt

Theo Cbsnews