Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc

(Dân trí) - Váy mini siêu ngắn mỏng manh cùng đôi giày gót nhọn là trang phục không thể thiếu của những cô gái bán trầu. Trời về khuya, trong kios vẫn sáng ánh đèn neon lấp loáng, chiếu rọi gương mặt trang điểm đậm của cô gái trẻ chờ khách tới mua hàng.

Những cô gái bán trầu bên đường cao tốc. Phóng sự được thực hiện tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan (Trung Quốc), nơi những quầy hàng bán trầu buôn bán khá phát đạt.

Những cô gái bán trầu bên đường cao tốc. Phóng sự được thực hiện tại thành phố Tân Trúc, Đài Loan (Trung Quốc), nơi những quầy hàng bán trầu buôn bán khá phát đạt.

Tập tục ăn trầu cau xuất hiện tại nhiều quốc gia châu Á. Nhưng ở Đài Loan (Trung Quốc), văn hóa trầu cau khá đặc biệt. Miếng trầu không còn là "đầu câu chuyện nữa". Khách mua trầu chủ yếu là tài xế lái xe đường dài hay những người trung niên. Miếng trầu đối với họ đơn giản giống như liều thuốc kích thích, giúp tinh thần tỉnh táo. Ngoài ra, trầu còn mang tác dụng chữa khó tiêu và trị chứng liệt dương ở nam giới. Và những cô gái bán trầu bên đường cao tốc đã trở thành nét khác biệt riêng của xứ Đài.

Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc - 1

Đa phần những nàng "Tây Thi bán trầu" (tên gọi quen thuộc của các cô gái làm nghề này) xuất thân từ gia đình nghèo khó, không có cơ hội học hành. Theo điều tra của Sydney Morning Herald, thu nhập mỗi tháng của họ vào khoảng 40.000 Đài tệ (tương đương 28 triệu Đồng). Con số này cao hơn hẳn so với lương nhân viên văn phòng ở mức 26.000 Đài tệ (tương đương 18.2 triệu Đồng).

Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc - 2

Thời kỳ hoàng kim của nghề bán trầu vào những năm 1990. Khi ấy, khoảng 100.000 gian hàng phủ khắp toàn Đài Loan, dọc theo đường cao tốc, những tuyến phố nhiều xe qua. Đến nay, số cửa hàng bán trầu bị thu hẹp dần, hiện chỉ còn 60.000 gian. Hiện trong phạm vi thủ đô Đài Bắc, các gian hàng bị cấm hoạt động và hạn chế ở những vùng lân cận.

Hai cô gái bán hàng trò chuyện lúc chờ khách.
Hai cô gái bán hàng trò chuyện lúc chờ khách.

Cuộc sống bấp bênh hơn, tính cạnh tranh ngày một tăng, các cô gái phải sử dụng nhiều "chiêu trò" hơn để thu hút khách. Những gian hàng xuất hiện nhiều thiếu nữ trẻ, có sắc vóc và ăn vận thiếu vải sẽ hút khách nhiều hơn. Điều này dễ biến họ thành nạn nhân trong những vụ quấy rối tình dục và ít được bảo vệ.

Một cô gái dùng dao thoăn thoắt chế biến cau.
Một cô gái dùng dao thoăn thoắt chế biến cau.

Theo báo cáo y tế mới nhất, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư miệng có liên quan tới thói quen nhai trầu. Mỗi năm, khoảng 5400 đàn ông Đài Loan bị chuẩn đoán mắc các bệnh liên quan tới tổn thương miệng, tiền ung thư, trong đó, 80%-90% là những người quen ăn trầu. Chính quyền Đài Loan đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp để thu hẹp những gian hàng trầu cau.Tuy nhiên, điều này không hề dễ dàng.

Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc - 5
Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc - 6
Bức họa tương phản giữa nàng Tây Thi xưa và cô gái bán cau ngày nay. Bức hình do họa sỹ người Đài Wu Chung Hua vẽ.
Bức họa tương phản giữa nàng Tây Thi xưa và cô gái bán cau ngày nay. Bức hình do họa sỹ người Đài Wu Chung Hua vẽ.
Bên ngoài một cửa hiệu bán trầu.
Bên ngoài một cửa hiệu bán trầu.
Phận đời bấp bênh những cô gái bán trầu bên đường cao tốc - 9

Việt Hà

Theo DM, TZ