Mưa lớn dâng cao, khu bảo tồn biến thành thủy cung huyền ảo

(Dân trí) - Mưa lớn khiến lượng nước trên sông dâng cao, nhấn chìm khu bảo tồn thiên nhiên ở Brazil trong biển nước tạo nên cảnh tượng lung linh huyền ảo.

Mưa lớn dâng cao, khu bảo tồn biến thành thủy cung huyền ảo

Những cảnh quay tuyệt đẹp dưới nước như một thế giới lung linh huyền ảo khiến người ta có cảm giác lại vào thủy cung mê hồn nào đó. Nhưng thực chất, đoạn video được ghi hình tại khu bảo tồn thiên nhiên Recanto Ecologico Rio da Prata gần thị trấn Bonito thuộc phía tây nam của Brazil.

Đàn cá bơi lội tung tăng trong khu bảo tồn thiên nhiên
Đàn cá bơi lội tung tăng trong khu bảo tồn thiên nhiên

Theo hình ảnh đoạn video ghi lại, du khách có thể thấy những lối đi bộ, cây cầu, con đường mòn và khu rừng nhiệt đới chìm trong biển nước. Đâu đó vẫn thấp thoáng vài con cá tung tăng bơi lội. Đoạn phim chỉ kéo dài chừng 33 giây, được quay vào hồi đầu tháng 2 năm nay.

Đường mòn vốn để đi bộ nay cũng đã ngập nước
Đường mòn vốn để đi bộ nay cũng đã ngập nước

Vào thời điểm đó, do mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông dâng cao, tràn nước vào khu bảo tồn thiên nhiên. Nơi này ngập nước khiến người xem có cảm giác bước vào thủy cung. Theo lời chia sẻ, thỉnh thoảng mỗi năm một lần, khu bảo tồn sẽ bị ngập nước trong thời gian ngắn như thế. Nhưng chỉ rất nhanh sau đó nước sẽ rút và mọi thứ trở lại trạng thái ban đầu.

Mưa lớn khiến nơi này như thủy cung khổng lồ
Mưa lớn khiến nơi này như thủy cung khổng lồ

Theo ông Luiza Coelho, Giám đốc môi trường của khu bảo tồn cho hay: “Mưa lớn khiến nước sông Miranda và Prata tràn bờ. Thông thường việc này sẽ xảy ra trung bình 7 năm/lần. Nhưng năm nay, lượng nước bất thường hơn, khiến du khách vô tình được chiêm ngưỡng cảnh đẹp bất ngờ”.

Du khách đến với Recanto Ecologico Rio da Prata vào thời điểm đầu tháng 2 năm nay nhận được nhiều bất ngờ
Du khách đến với Recanto Ecologico Rio da Prata vào thời điểm đầu tháng 2 năm nay nhận được nhiều bất ngờ

Khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước với làn nước xanh trong vắt, bao trùm lên câu cối xanh tươi xung quanh. Du khách được cảnh báo không đi bộ hết chiều dài ngập nước vì lý do an toàn. Sau khi nước rút, cây cầu trơ lại phần gỗ ẩm ướt, nhưng không bị hư hại.

Trên thế giới, du khách từng biết tới công viên Gruener See hay Green Lake – điểm tham quan nổi tiếng ở miền nam nước Áo, cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy.

Công viên biến thành thủy cung mỗi năm một lần

Vào mùa xuân hàng năm, băng tuyết tại các dãy núi quanh đó tan chảy, khiến nước đồn về hồ, biến toàn bộ công viên chìm trong biển nước với nơi sâu nhất lên tới 12m. Những hàng cây bên đường trong khuôn viên công viên cũng chìm trong nước khoảng 1 tháng mỗi năm. Hiện tượng này xảy ra thường xuyên nên hệ động thực vật tại đây đã thích nghi với cuộc sống ngập nước một lần trong năm.

Huy Hoàng

Theo News/BI