Huế:

Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã

(Dân trí) - Một thị trấn sống động, 139 biệt thự Pháp cùng nhịp sống thượng lưu thiên về nghỉ dưỡng đã từng có ở Bạch Mã (thuộc vườn quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) những năm trước 1945. Vật đổi, sao dời cùng những biến thiên thời cuộc, nơi đây đã thành hoang tàn.

Hàng trăm ngôi nhà, biệt thự bằng đá, gỗ trên Bạch Mã xưa

Được phát hiện bởi một người Pháp là Girard vào 1932, Bạch Mã đã được xây dựng và phát triển như một vùng nghỉ dưỡng trên cao độc đáo nhất nhì ở nước ta. Trong số ít ỏi các tài liệu mà PV thu thập được, Bạch Mã xưa kia có khoảng 139 biệt thự kiểu Pháp. Biệt thự ngày xưa có 2 dạng làm bằng gỗ hoặc bằng đá. Thời điểm tiến hành làm biệt thự bắt đầu từ năm 1936 nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng thời bấy giờ.

Qua hồi ức của ông Thân Trọng Ninh trong bài viết “Tìm lại Bạch Mã xưa”, người đã từng sống ở Bạch Mã những năm đầu thập kỷ 40 đến năm 1945, rất ít người có thể hình dung được một thời vang bóng của Bạch Mã. Năm 1936 ở đây xây dựng 17 nhà nghỉ, biệt thự bằng gỗ (còn gọi là chalet theo tiếng Pháp). Năm 1938 đường ô tô được làm lên tới đỉnh, thêm 40 nhà nghỉ, biệt thự được xây dựng tiếp tục. Và cuối năm 1940, tổng số nhà nghỉ là 130 cái, trong đó có 2 khách sạn Morin và Bany 15 giường.

“Tại khu đỉnh dãy núi Bạch Mã có gần một trăm bốn mươi nhà xây đủ kiểu, đủ cỡ, từ bằng gỗ đến bằng đá kiên cố. Nhà này ở đỉnh ngọn núi, nhà kia ở bên sườn đồi. Cái thì xây trên nền đất đá, cái thì là nhà sàn bằng gỗ. Từ nhà này qua nhà kia phải đi theo sườn núi, hoặc phải vòng qua thung lũng, có khi phải leo dốc hay xuống vực.

Bạch Mã và các ngôi biệt thự năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)
Bạch Mã và các ngôi biệt thự năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)
Ngôi nhà bằng gỗ và mảnh vườn được quy hoạch của gia đình ông Richard năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)
Ngôi nhà bằng gỗ và mảnh vườn được quy hoạch của gia đình ông Richard năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)

Bạch Mã có 3 đỉnh núi cao trên 1.400 mét trên đều có nhà, biệt thự gồm: đỉnh có nhà Dòng Chúa Cứu Thế cao 1.450 mét gần bưu điện và bến xe; đỉnh đồi Vọng Cảnh cao 1.450 mét gần nhà thượng thư Tôn Thất Quảng và đỉnh Tòa Khâm sứ cao 1.408 mét. Ngoài ra còn có đỉnh Tòa Công sứ tỉnh Thừa Thiên Huế cao 1.375 mét”.

Theo ông Ninh, chủ nhân các ngôi nhà trên Bạch Mã là người Pháp hay người Việt giàu có đến từ Huế và các tỉnh lỵ lân cận. Họ đem gia đình lên nghỉ cuối tuần ở Bạch Mã. Có gia đình ở cả mấy tháng hè nóng bức trên núi.

Gia đình ông Nicole trước ngôi nhà của mình tại Bạch Mã khi lên nghỉ mát vào mùa hè thu (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)
Gia đình ông Nicole trước ngôi nhà của mình tại Bạch Mã khi lên nghỉ mát vào mùa hè thu (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)

Ngôi nhà ông Ninh trú lại ở Bạch Mã là của người chú tại chalet 137 có tường xây bằng đá, mái lợp ngói dày, trong sân rộng có vài cây tùng Bạch Mã cao quá mái nhà, lá reo suốt ngày đêm. Buổi sáng và chiều tối sương mù bao phủ cả vùng, mây trắng bay tận vào phòng. Lúc cuối thu trời mưa nhiều, sương mù dày đặc, trời lạnh, trong nhà luôn đốt lò sưởi bằng củi.

Bản đồ quy hoạch khu nghỉ dưỡng trên cao tại Bạch Mã cho thấy hàng trăm vị trí đặt biệt thự. Bản đồ do Sở Công chánh Trung kỳ xây dựng vào khoảng năm 1941 (nguồn: Vườn Quốc gia Bạch Mã)
Bản đồ quy hoạch khu nghỉ dưỡng trên cao tại Bạch Mã cho thấy hàng trăm vị trí đặt biệt thự. Bản đồ do Sở Công chánh Trung kỳ xây dựng vào khoảng năm 1941 (nguồn: Vườn Quốc gia Bạch Mã)

Thiên nhiên hoang dã, lối sống hưởng thụ tuyệt vời

Về môi sinh thời bấy giờ động vật thú rừng rất nhiều. Như đường đi lên Bạch Mã thường gặp từng đôi chim cu gáy bay lượn. Gà trống rừng lông màu sặc sỡ, bìm bịp cũng xuất hiện trên đường. Những đàn sóc nâu nhảy từ cành này sang cành khác, gặm trái chín trên cây trông khá vui mắt. Tiếng hú của vài con vượn vọng từ xa lại, tiếng tắc kè, tiếng chim tạo thành một bản nhạc âm điệu. Có đoạn ta nghe thấy nước thác đổ ào ào, át cả tiếng rú máy nổ của chiếc xe đang bò lên dốc.

Vào mùa xuân hè, hoa đỗ quyên nở rộ, đỏ rực cả vùng quanh các dòng suối, quanh Thác lớn (thác Đỗ Quyên hiện tại), Thác nhỏ. Hoa các loại đem từ Đà Lạt về trồng gặp khí hậu thích hợp nở rộ muôn màu. Một loài cụm hoa đặc biệt to gấp đôi quả bưởi thanh trà có màu xanh lam hay tím nhạt gọi là “Cẩm tú cầu” (Hortensia) mọc và ra hoa rất tốt ở Bạch Mã.

Tắm và ngắm cảnh trên Thác Lớn
Tắm và ngắm cảnh trên Thác Lớn
Du khách tắm suối ở Bạch Mã những năm thập kỷ 40 thế kỷ 20
Du khách tắm suối ở Bạch Mã những năm thập kỷ 40 thế kỷ 20

Đi lên phía bắc, ta có thể đến xem vườn ươm giống cây rừng, giống hoa Đà Lạt, giống rau Sapa. Tất cả loài cây đều phát triển tốt. Người ta nhân giống cây Hoàng đàn (Dacrydium pierrei) còn gọi là Tùng Bạch Mã để trồng ở các đồi hai bên đường đi. Dáng cây khá đẹp, chiều cao vươn lên để đón mây bay gió cuốn. Những vườn rau xanh mơn mởn với đậu cô-ve, đậu Hà Lan, xà lách xoắn, xà lách tai bèo, xen kẽ với cà chua trĩu quả đỏ tươi, cà rốt. Những luống dâu tây bò lan rộng trên đất với rất nhiều quả mọng đỏ chua ngọt, những giàn su le xanh trĩu quả, tất cả đều hấp dẫn cuốn hút người xem đến hỏi mua.

Nguồn tiếp tế lương thực cho thị trấn trên cao này được 2 nhà hàng của Pháp là Morin Frères và Chaffanjon và một nhà hàng của Việt Nam là SOCOA bảo đảm. Hàng ngày, cứ đến 9 giờ sáng, các xe tải nhỏ của các cửa hàng nói trên mang bánh mỳ, bơ, fromage, thịt, đồ hộp, rượu vang, trái cây chở từ Huế lên. Tại cửa hàng Morin lúc bấy giờ hay bán loại bánh ngọt gọi là “pain d’escipes” đưa từ Pháp qua được nhiều người ưa thích vì ngon miệng.

Nhà nghỉ của Sở Y tế
Nhà nghỉ của Sở Y tế

Một nguồn cung cấp thực phẩm khác chủ yếu là hải sản tươi sống như cá, tôm, cua, mực, sò đánh bắt từ phá Cầu Hai; trái cây chín như mít, chuối, thơm, nhãn, đu đủ, từ các vườn ở đồng bằng cũng quan trọng, do bà con buôn bán đem từ Cầu Hai lên. Họ ra đi từng đoàn đông vui, từ sớm tinh mơ, gánh gồng vất vả. Có người nhà đi theo bảo vệ khua chiêng đánh trống để xua đuổi thú dữ như gấu, cọp, beo đang còn nhiều ở cây số 6 trở lên cây số 10.

Trong ký ức của ông Thân Trọng Ninh, một không gian sống rất lý tưởng, là một “thị trấn sống” hiện lên thật sinh động tại Bạch Mã xưa: Những buổi đi chơi lên dốc xuống đèo, hái hoa bắt bướm thật thú vị. Có các điểm như Belvédère - Đồi vọng cảnh (nay là Vọng Hải Đài) nhìn cảnh Huế và Đà Nẵng rất đẹp.

Rồi “công viên Hòn Đá ca hát” là một bãi cỏ bằng phẳng, nằm phía trước nhà thờ công giáo có lầu chuông mà mỗi buổi chiều chạng vạng, tiếng chuông gióng lên không trung vang rền cả vùng núi rừng. Công viên này có vườn hoa rộng và đẹp, có suối nhỏ chảy qua róc rách, len lỏi giữa những tảng đá lớn nhỏ đặt giữa cỏ. Đây là khu vui chơi cho trẻ em, niềm hạnh phúc cho các gia đình đến dạo chơi.

Đọc sách và dạo chơi tại công viên Đá Hát
Đọc sách và dạo chơi tại công viên Đá Hát

Một hồ bơi cạnh sân quần vợt cũng là nơi hấp dẫn du khách nước ngoài. Tại đây một sân vận động nhỏ dành cho những người yêu thích tham gia hoạt động thể thao đã được quy hoạch.

Tắm tại hồ bơi Bạch Mã năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)
Tắm tại hồ bơi Bạch Mã năm 1939 (nguồn Tân Hội Đô Thành Hiếu Cổ)

Đi xuống xa xa đến cây số 18 là trại Huấn luyện Hướng đạo Đông Dương với lớp huấn luyện kéo dài đến 3 tháng trời. Những đêm đốt lửa trại, những ngày tổ chức trò chơi lớn tại trại làm du khách rất thích thú tham gia. Tiếng hát của mọi người vang dội cả một vùng núi rừng phía nam khu nghỉ mát. Ai ở đây vài tuần cũng đều lên cân.

Thư giãn trên sân thượng (nguồn: Claudine Richard)
Thư giãn trên sân thượng (nguồn: Claudine Richard)

Theo tài liệu của PV, vào ngày 14/7 hàng năm một cuộc rước đèn được tổ chức tại khắp khu nghỉ dưỡng trên cao này. Đuốc được tạo ra từ các ngọn đèn và các bó đuốc. Pháo hoa cũng được đốt từ các đỉnh cao nhất của Bạch Mã.

Thế nhưng, từ năm 1945 sau khi Nhật đảo chính Pháp, sau đó là các giai đoạn chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, khu nghỉ dưỡng tại Bạch Mã không còn nhiều người lên do phải đi lánh nạn. Kể từ đó, cây xanh cỏ dại phủ đầy một nơi đã từng là thị trấn nghỉ dưỡng trên cao tuyệt vời bậc nhất ở miền Trung. Mọi thứ chìm vào quên lãng trong dòng chảy thời gian phủ đầy, che lấp hết những công trình từng một thời hoàng kim ở Bạch Mã.

Một nhà nguyện Pháp trên đỉnh Bạch Mã bị đổ nát trong cuộc chiến tranh chống Mỹ (nguồn: Mickaël Augeron)
Một nhà nguyện Pháp trên đỉnh Bạch Mã bị đổ nát trong cuộc chiến tranh chống Mỹ (nguồn: Mickaël Augeron)

Theo số liệu mới nhất của Sở Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày nay những biệt thự cổ kiểu Pháp phần lớn chỉ là phế tích do chiến tranh và thời gian tàn phá. một số biệt thự được phục hồi trên nền của các biệt thự Pháp trước kia. Thời gian các công trình này được xây dựng là 2000 – 2004, tuy nhiên do ít người sử dụng nên một số cơ sở hoạt động cần chừng, cộng thêm điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt nên các công trình trên ít nhiều đều xuống cấp.

Thời gian trước còn khoảng 9 biệt thự được một vài doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đầu tư khôi phục lại để làm nơi đón tiếp khách tham quan, nghỉ ngơi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chỉ còn lại 3-4 điểm biệt thự đón khách nhưng cũng không thường xuyên.

Điển hình tại đây là biệt thự Đỗ Quyên vẫn đón khách thường xuyên, tiếp theo là biệt thự Phong Lan. Biệt thự Cẩm Tú đang đưa vào hoạt động. Điểm Bưu Điện thỉnh thoảng đón khách. Riêng biệt thự Morin gần đó rất đẹp nhưng đã bị bỏ hoang. Nếu du khách ở lại đêm, các biệt thự có thể đón tối đa trên dưới tổng 200 khách.

“Hơn nửa thế kỷ, Bạch Mã đã chìm đắm trong cảnh hoang tàn và đổ nát do thời cuộc, do thiên tai, do con người, do số phận. Ngày nay người ta nói đến Bạch Mã như là cái gì mới mẻ, thế nhưng Bạch Mã đâu có mới, Bạch Mã rất cũ. Vì ít ai biết chuyện xưa nên tôi mới viết bài này để giúp cho bạn thấy được hình ảnh của Bạch Mã vào đầu thập kỷ 40 mà những ai vào lứa tuổi của tôi không bao giờ quên được.

Chúng ta phải làm thật nhiều hơn nữa để trả lại cho Bạch Mã hình ảnh của những ngày huy hoàng trong quá khứ. Nay nhớ kể lại mới thấy được rõ giá trị lớn của Bạch Mã. Ở đó có một nơi nghỉ mát tuyệt vời, nay có thêm là khu bảo tồn thiên nhiên và được xem là một vườn quốc gia của đất nước. Thế nhưng… biết bao giờ mới được trở lại được như xưa? Tôi cầu mong ngày đó không xa” – trích đoạn lời ông Thân Trọng Ninh trong “Tìm lại Bạch Mã xưa” đăng trong tập san Nghiên cứu Huế tập 3 – 2002.

Dưới đây là chùm ảnh do PV Dân trí thực hiện tại Bạch Mã mục sở thị những biệt thự cổ còn lại sau thời gian:

Bậc đá dẫn lên phần nền móng từng là một biệt thự kiểu Pháp tại Bạch Mã
Bậc đá dẫn lên phần nền móng từng là một biệt thự kiểu Pháp tại Bạch Mã
Những biệt thự còn lại nằm trong rừng thông
Những biệt thự còn lại nằm trong rừng thông
Tầng mái của một biệt thự nhìn xuống bên dưới
Tầng mái của một biệt thự nhìn xuống bên dưới
Cấu trúc vòm bằng đá thường thấy ở nhiều cửa lớn tại đây
Cấu trúc vòm bằng đá thường thấy ở nhiều cửa lớn tại đây
Đường dẫn lên Vọng Hải Đài có một số biệt thự bỏ hoang bên tay phải
Đường dẫn lên Vọng Hải Đài có một số biệt thự bỏ hoang bên tay phải
Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã - 17
Một biệt thự khác rất đẹp bỏ hoang
Một biệt thự khác rất đẹp bỏ hoang
Cổng dẫn vào khách sạn Morin hoang phế
Cổng dẫn vào khách sạn Morin hoang phế
Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã - 20
Khách sạn này có 2 tầng rất quy mô
Khách sạn này có 2 tầng rất quy mô
Nhà sưu tập lan cũng hoang phế
Nhà sưu tập lan cũng hoang phế
Bậc cấp trên một đồi cao dẫn vào nền móng 1 ngôi biệt thự nhỏ đã đổ nát
Bậc cấp trên một đồi cao dẫn vào nền móng 1 ngôi biệt thự nhỏ đã đổ nát
Chỉ còn lại bức tường bằng đá nằm giữa cỏ dại
Chỉ còn lại bức tường bằng đá nằm giữa cỏ dại
Nền móng 1 biệt thự cổ, phía trên là một tòa nhà 2 tầng được xây dựng mới đây nhưng không ai ở
Nền móng 1 biệt thự cổ, phía trên là một tòa nhà 2 tầng được xây dựng mới đây nhưng không ai ở
Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã - 26
Một biệt thự Pháp bỏ hoang trong rừng cây với hơi lạnh phủ đầy
Một biệt thự Pháp bỏ hoang trong rừng cây với hơi lạnh phủ đầy
Biệt thự Đỗ Quyên đón khách nhiều nhất tại Bạch Mã
Biệt thự Đỗ Quyên đón khách nhiều nhất tại Bạch Mã
Ô cửa sổ đẹp nhìn ra núi non xanh thẳm bên ngoài
Ô cửa sổ đẹp nhìn ra núi non xanh thẳm bên ngoài
1 đoàn khách đến ăn sáng. Chỉ có những thức ăn cơ bản được bán như mỳ tôm, bánh mỳ vào buổi sáng
1 đoàn khách đến ăn sáng. Chỉ có những thức ăn cơ bản được bán như mỳ tôm, bánh mỳ vào buổi sáng
Một thời ký ức biệt thự cổ Pháp và lối sống thượng lưu tại Bạch Mã - 31
Sự hoang vu vẫn còn rõ ở biệt thự Đỗ Quyên
Sự hoang vu vẫn còn rõ ở biệt thự Đỗ Quyên
Ban công
Ban công
Lò sưởi trong 1 phòng chưa được dọn dẹp
Lò sưởi trong 1 phòng chưa được dọn dẹp
Lối lên tầng 2
Lối lên tầng 2
Biệt thự Cẩm Tú vừa được sửa sang lại
Biệt thự Cẩm Tú vừa được sửa sang lại
Các phòng trên gác mái
Các phòng trên gác mái
Bức tường đầy rêu
Bức tường đầy rêu
Một cửa sổ từ tầng 2 nhìn ra ngọn núi xanh mát mắt
Một cửa sổ từ tầng 2 nhìn ra ngọn núi xanh mát mắt
Bể bơi xưa ở biệt thự Phong Lan
Bể bơi xưa ở biệt thự Phong Lan
Ngôi biệt thự này được xây công phu và nằm ở vị trí rất đẹp
Ngôi biệt thự này được xây công phu và nằm ở vị trí rất đẹp
Hàng Cẩm Tú Cầu dẫn xuống khu nhà hàng
Hàng Cẩm Tú Cầu dẫn xuống khu nhà hàng
Hoa vùng ôn đới khoe sắc
Hoa vùng ôn đới khoe sắc
Một phòng ngủ đậm phong cách Pháp với lò sưởi còn dùng được
Một phòng ngủ đậm phong cách Pháp với lò sưởi còn dùng được
Ô cửa sổ với hoa văn cổ
Ô cửa sổ với hoa văn cổ
Bàn ghế từ sân thượng để ngồi nghỉ mát, thư giãn
Bàn ghế từ sân thượng để ngồi nghỉ mát, thư giãn
Hàng thông Bạch Mã ôm lấy một khoảng sân phía dưới biệt thự đang có đoàn sinh viên từ Đại học Kinh tế Đà Nẵng ra thực địa, tham quan
Hàng thông Bạch Mã ôm lấy một khoảng sân phía dưới biệt thự đang có đoàn sinh viên từ Đại học Kinh tế Đà Nẵng ra thực địa, tham quan
Cây tùng già vươn mình lên tỏa bóng mát, lá cây đung đưa tạo bản tình ca muôn thuở
Cây tùng già vươn mình lên tỏa bóng mát, lá cây đung đưa tạo bản tình ca muôn thuở
Một ô cửa vòm đẹp tại Bưu điện Bạch Mã
Một ô cửa vòm đẹp tại Bưu điện Bạch Mã
Căn nhà 2 tầng nằm một nửa ở dưới quả đồi, một nửa nhô lên tạo cảm giác thú vị
Căn nhà 2 tầng nằm một nửa ở dưới quả đồi, một nửa nhô lên tạo cảm giác thú vị
Một căn biệt thự nằm trên đường đi dạo mát
Một căn biệt thự nằm trên đường đi dạo mát
Vẫn còn đó những ngôi biệt thự kiểu Pháp tuyệt đẹp nằm chìm trong khung cảnh thiên nhiên đầy quyến rũ tại Bạch Mã hiện nay
Vẫn còn đó những ngôi biệt thự kiểu Pháp tuyệt đẹp nằm chìm trong khung cảnh thiên nhiên đầy quyến rũ tại Bạch Mã hiện nay

Vườn Quốc gia Bạch Mã là một trong số bảy khu vực bảo tồn tự nhiên lớn nhất và quan trọng nhất tại Việt Nam, là nơi hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, trong đó du lịch sinh thái đóng vai trò chủ đạo. Nằm ở vị trí giao thoa của hai vùng khí hậu khác biệt – Bắc và Nam của Việt Nam, với nhiệt độ trung bình 15 – 22°C và lượng mưa 8.000 mm/năm (cao nhất Việt Nam), cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ và đặc biệt là tính đa dạng sinh học có được do địa hình và thổ nhưỡng phong phú cùng điều kiện khí hậu rất thích hợp cho sự phát triển của các loài động thực vật.

Tọa lạc trên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, có nhiều phong cảnh đẹp và hùng vĩ như đỉnh Bạch Mã cao 1.450 m, suối, thác và rừng nguyên sinh, Bạch Mã đã từng là khu du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng những năm 1930 – 1940 (thời Pháp) và 1960 – 1970 (thời Mỹ) và ngày nay, có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, cả trong lẫn ngoài nước.

Bài: Đại Dương

Ảnh: Đại Dương - Đỗ Hoàng Lâm