Lên Tây Bắc đón Tết sớm cùng người Mông

(Dân trí) - Đầu tháng 1, khi mà Tết nguyên đán cận kề, hoa mận nở trắng sườn núi trên các thung lũng vùng Tây Bắc, đó cũng là lúc người Mông bắt đầu đón Tết …

Tết cổ truyền của người Mông diễn ra trước Tết Nguyên đán khoảng 1 tháng (từ ngày 30-11 Âm lịch) và kéo dài trong 3 ngày.

Lên Tây Bắc đón Tết sớm cùng người Mông
Người Mông rất mến khách, họ quan niệm nếu Tết có khách lạ đến chơi thì cả năm sẽ gặp may mắn. 

Khác với nhiều nơi ở Việt Nam, đồng bào người H’Mong có hệ lịch riêng, họ thường ăn tết trước người Kinh một tháng. Nghĩa là, ngày tết của đồng bào trùng với ngày 29 tháng chạp của người Kinh.

Mâm cỗ tết của người Mông cũng không thể thiếu thịt gà, thịt lợn: thịt gà đã được thịt trong buổi chiều ngày cuối năm để làm vật cũng tổ tiên. Kể ra thì dông dài, nhưng đại ý, với người Mông, không có con gà thì không ai gọi thần mặt trời dậy, trời đất tối tăm mãi. Cho nên, khi cúng, gia chủ cắt tiết gà ngay tại bàn thờ, nhúm chút lông gà nhúng vào tiết dán lên những tờ giấy dán trên bàn thờ. Sau đó mới đem gà đi làm cơm cúng. Riêng lợn được thịt từ vài hôm trước hoặc đến ngày 30 mới thịt, cũng giống như giã bánh dày, cả nhà tíu tít mỗi người mỗi việc, ai cũng vui mừng phấn khởi.

Thiếu nữ người Mông váy áo rực rỡ đón xuân về
Thiếu nữ người Mông váy áo rực rỡ đón xuân về

Cũng như đồng bào dưới xuôi, Tết của người Mông cũng kiêng kỵ những tập tục như: Không quét rác, đổ rác ra ngoài nhà trong 3 ngày đầu năm, trang trí nhà cửa sặc sỡ, mừng tuổi trẻ nhỏ,…

Tuy nhiên người Mông cũng có tục lệ độc đáo khác là: Các bữa ăn trong 3 ngày Tết đều không được có rau mà chỉ có thịt lợn, thịt gà. Ngày mồng một, phụ nữ không được cầm kim chỉ, con gái không phải làm việc gì trong 3 ngày tết, chỉ đi chơi, đi hát văn nghệ trong các lễ hội.

Thiếu nữ người Mông váy áo rực rỡ đón xuân về
Tuy nhiên người Mông cũng có tục lệ độc đáo khác là: Các bữa ăn trong 3 ngày Tết đều không được có rau mà chỉ có thịt lợn, thịt gà.

Mâm cỗ của người H’Mông từ ngày 1-3 chỉ toàn có thịt, đến sau ngày mùng 3, rau và canh mới xuất hiện trong bữa cơm. Bởi bà con quan niệm, ăn rau trong những ngày ấy thì cả năm sẽ khó làm ăn, trồng cây hay bị mất mùa.

Tối hoặc nửa đêm 30, người ta cúng ma nhà (tổ tiên) bằng một con lợn sống, một con gà còn sống (và phải là gà trống, mà tốt nhất là gà trống tơ). Sau đó mới mang lợn và gà ấy đi giết thịt (nhà nào giàu có thì thịt một con lợn từ 28, 29 để ăn trước). Thịt xong đem cúng một mâm thịt chín, rồi ăn cơm uống rượu đến khi nghe thấy tiếng gà gáy đầu tiên.

Vào những ngày Tết, tuỳ thuộc vào mỗi xóm, bản, người Mông lại tổ chức thi giã bánh dầy. 
Vào những ngày Tết, tuỳ thuộc vào mỗi xóm, bản, người Mông lại tổ chức thi giã bánh dầy. 

Khoảnh khắc Giao thừa của đồng bào Mông được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 Tết, dù là gà nhà ai trong bản. Vào thời khắc này, mọi người trong gia đình ngồi quây quần bên bếp lửa hát những bài hát truyền thống đón xuân, người già kể cho lớp trẻ nghe những câu chuyện của dòng họ, gia đình, làng bản và cả những câu chuyện buồn vui của một năm cũ sắp qua để cùng đón chào năm mới đang về.

người Mông không gói bánh chưng. Bây giờ thì có gói, nhưng bánh chưng không nhất thiết có trong bữa cỗ Tết của họ. Với họ, ba món không thể thiếu là thịt và rượu và bánh ngô. Trong ngày Tết, nhất thiết mỗi nhà phải có một mâm bánh dầy được làm từ những hạt gạo nếp nương do chính tay người Mông làm ra.

Vào những ngày Tết, tuỳ thuộc vào mỗi xóm, bản, người Mông lại tổ chức thi giã bánh dầy. Nhà nào làm được bánh dầy vừa dẻo, vừa thơm, lại đẹp thì sẽ được thưởng. Phần thưởng có khi chỉ là những tiếng vỗ tay, hoặc chính mâm bánh dầy đó. Nhưng quý nhất vẫn là phần thưởng được mọi người bình bầu là gia đình khéo tay.

Người Mông rất mến khách, họ quan niệm nếu Tết có khách lạ đến chơi thì cả năm sẽ gặp may mắn. Vì vậy, khách đến nhà người Mông trong dịp Tết luôn được đón tiếp rất chu đáo, được mời ăn, mời rượu và mời ngủ tại nhà. Trước khi ra về, người Mông còn mừng tuổi cho khách 2 chiếc bánh dầy do chính tay họ làm ra.

Lên Mộc Châu đón Tết cùng đồng bào Mông chính là cơ hội để du khách khám phá những phong tục, nghi lễ cùng nét văn hóa độc đáo được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Những trò chơi, những câu hát, tiếng khèn…

Minh Phan