Quảng Nam:

Lễ hội đèn lồng thắp sáng Tết Hội An

(Dân trí) - Tết Giáp Ngọc 2014, lễ hội đèn lồng ở phố cổ Hội An thu hút hàng vạn người dân và du khách đến phố cổ Hội An thưởng lãm.


Ngay khu vực Vườn Tượng ven sông Hoài (Hội An, Quảng Nam), gần 100 chiếc đèn lồng nghệ thuật thắp sáng khu trung tâm lễ hội ở phố cổ trong dịp Tết nguyên đán. Gần 100 chiếc đèn lồng là gần một 100 tác phẩm đặc sắc nhất của các nghệ nhân chế tác sản phẩm truyền thống của phố cổ, và các đơn vị, trường học trên địa bàn thành phố. Bên cạnh những đèn lồng có kiểu dáng truyền thống, đèn lồng phố cổ, nổi bật nhất trong lễ hội đèn lồng ở Hội An năm nay là những đèn lồng biểu tượng năm Giáp Ngọ với những chú ngựa tung vó và bừng sáng thu hút người xem.

Lễ hội đèn lồng đặc biệt hấp dẫn người dân và du khách vào buổi tối khi mà sắc màu của đèn lồng như lung linh hơn trong ánh sáng. Tham gia lễ hội đèn lồng, nhiều du khách còn hào hứng thử làm nghệ nhân nghề truyền thống của phố cổ. Rachel Schweikert, du khách đến từ Sydney (Úc), đang cùng người bạn đồng hành thử làm lồng đèn nói: “Rất vui khi đến Hội An ngay trong kỳ lễ Tết của người Việt. Tôi rất ấn tượng với đèn lồng Hội An, và tôi đang làm thử một chiếc. Làm lồng đèn thật sự rất khó, nhưng tôi cũng cảm thấy rất thú vị”

Nghề làm đèn lồng, theo nhiều ghi chép, đã bắt đầu có từ khoảng thế kỷ 16 ở Hội An khi thành phố còn là một thương cảng sầm uất trong quá vãng. “Ông tổ” của nghề làm đèn lồng Hội An là ông Xã Đường,là một người chuyên chế tác lân sư rồng và đèn lồng cho các lễ hội hay những cuộc thi lớn ở Hội An thời đó.

Để làm một chiếc đèn lồng, cần có những nan tre vót mảng. Đây là những nan tre già đã được ngâm nước muối dài ngày, rồi đem phơi khô trước khi vót mỏng để nan trẻ dẻo dai. Vải bọc đèn lồng phải là loại vải xoa lụa tốt để có độ bền dai, khi căng vải bọc đèn lồng không bị rách.

Vẫn luôn chờ đến Tết nguyên đán để thưỡng lãm lễ hội đèn lồng ở phố cổ, Nguyễn Xuân Nguyên, SV Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, quê ở Quảng Nam chia sẻ: “Mỗi năm về quê sum họp gia đình ăn Tết, hầu như em đều đón giao thừa ở Quảng trường Sông Hoài và thưởng lãm đèn lồng khai hội. Đèn lồng mỗi năm mỗi khác nhưng luôn hấp dẫn người xem. Mỗi đèn lồng thực sự là một tác phẩm nghệ thuật được chế tác công phu và sáng tạo”

Dưới đây là hình ảnh những đèn lồng nghệ thuật đẹp đang được trưng bày tại Hội An

Đèn lồng thắp sáng khu vực trung tâm lễ hội Tết nguyên đán ở Hội An
Đèn lồng thắp sáng khu vực trung tâm lễ hội Tết nguyên đán ở Hội An

Đèn lồng biểu tượng chủ quyền biển đảo Việt Nam
Đèn lồng biểu tượng chủ quyền biển đảo Việt Nam

Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ đậm chất Tết Việt
Bánh chưng xanh, dưa hấu đỏ đậm chất Tết Việt

Đèn lồng Tết lung linh sắc xuân
Đèn lồng Tết lung linh sắc xuân

Những đèn lồng kiểu dáng truyền thống của Hội An
Những đèn lồng kiểu dáng truyền thống của Hội An

Những đèn lồng kiểu dáng truyền thống của Hội An
Thuyền trên sông Hoài- dòng sông lễ hội của thương cảng Faifo -tên cũ của Hội An- sầm uất một thời 

Sắc màu tuổi thơ
Sắc màu tuổi thơ

Chùa Cầu - biểu tượng phố cổ Hội An lung linh trong ánh đèn lồng
Chùa Cầu - biểu tượng phố cổ Hội An lung linh trong ánh đèn lồng

Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ

Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ

Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ
Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ

Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ
Rất nhiều đèn lồng tạo hình ngựa trong lễ hội đèn lồng Tết Giáp Ngọ

Du khách học làm đèn lồng
Du khách học làm đèn lồng

Ghi hình và chụp ảnh lưu niệm với đèn lồng phố Hội

Ghi hình và chụp ảnh lưu niệm với đèn lồng phố Hội
Ghi hình và chụp ảnh lưu niệm với đèn lồng phố Hội

Khánh Hiền