Không khí Tết Trung Thu đang rộn ràng khắp các quốc gia

(Dân trí) - Không chỉ Việt Nam mà tại các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và nhiều quốc gia khác cũng đang náo nức chờ đón một Tết Trung thu đang sắp đến.

Việt Nam

ảnh Hữu Thắng
ảnh Hữu Thắng

Tại Việt Nam mặc dù chưa tới ngày 15/8 âm lịch nhưng trước đó, trên khắp các tuyến phố, khắp các nẻo đường thôn quê đã tràn ngập không khí đón Tết Trung thu, tiếng trống trung thu rộn ràng khắp khu phố.

ảnh Hữu Thắng
ảnh Hữu Thắng

Từ đầu tháng, người ta đã chuẩn bị những cỗ đèn muôn màu, muôn sắc, hình thù độc đáo, các đồ chơi của trẻ nhất là hình ông tiến sĩ giấy cùng bánh dẻo, bánh nướng, gọi chung là bánh trung thu để đón Tết. Trẻ em mang những lồng đèn màu sắc sặc sỡ thắp sáng thành từng đoàn dài kéo nhau đi các thôn ngõ để ca hát reo vui dưới ánh trăng. Khi những ngày Rằm cận kề, các đoàn múa lân, múa sư tử rầm rộ với tiếng kèn, tiếng trống, tiếng pháo càng thêm náo nhiệt.

Trung Quốc

Tết Trung Thu, là một ngày vô cùng đặc biệt, ngày của giữa tháng mùa thu, cho nên được gọi   là "Trung Thu” hoặc "Trọng Thu”. Vì trăng ngày 15/8 tròn và sáng hơn những tháng khác, còn được gọi là “Nguyệt Tịch”. Trước đêm Trung Thu, mọi người trong gia đình, dù sống nơi đâu cũng đều quay về đoàn tụ với ông bà cha mẹ ăn bữa cơm đoàn viên, đó là ý nghĩa “song viên”, nên cũng gọi là "Tiết Đoàn Viên”.

Không khí Tết Trung Thu đang rộn ràng khắp các quốc gia - 3

Tết Trung Thu là ngày lễ truyền thống dân gian của Hán Tộc và dân tộc thiểu số khác của Trung Quốc. "Tịch Nguyệt” nghĩa là cúng tế bái lạy Nguyệt thần. Đời Chu, mỗi năm cứ đến tiết Trung Thu đều tổ chức cúng bái Nguyệt thần. Đời Đường, tiết Trung Thu nhà nhà cùng thưởng trăng, người người cùng đùa giỡn dưới trăng.Đời Nam Tống, dân gian còn làm bánh tặng nhau, thưởng trăng trên sông.

Từ đời nhà Minh, Thanh đến nay, phong tục Trung Thu càng thêm thịnh hành; rất nhiều trò chơi đặc biệt như: Thắp đẩu hương, làm cây Trung Thu, thắp đèn tháp, thả đèn trời, chạy theo trăng, múa rồng lửa… Ngày nay, tập tục chơi đùa dưới trăng, không còn như xưa nữa, nhưng lập bàn thưởng trăng vẫn rất thịnh hành, mọi người chúc tụng với nhau những lời tốt đẹp vây quanh cuộc sống, hoặc chúc sức khỏe cho những người thân đang sống nơi xa và chúc cho người nhà ”nghìn dặm cùng thuyền quyên”.

Hàn Quốc

Tết Trung thu - lễ Chuseok là ngày tết lớn thứ hai trong năm, chỉ sau tết Nguyên đán thường được tổ chức từ những đêm trước ngày rằm và chỉ kết thúc sau ngày 15-8 âm lịch. Ngày này là ngày để gia đình đoàn tụ dù các thành viên có ở xa đến mấy, mọi người cũng cố gắng tụ họp về nhà để có thể cùng ngồi chuyện trò ăn uống và tận hưởng thành quả của vụ thu hoạch duy nhất trong 1 năm.

Không khí Tết Trung Thu đang rộn ràng khắp các quốc gia - 4

Với người Hàn Quốc, mặt trời mọc được xem là thông thường nhưng trăng tròn thì chỉ xuất hiện một tháng một lần nên được xem là một sự kiện đặc biệt và đầy ý nghĩa. Vào buổi sáng ngày Chuseok, các món ăn được chuẩn bị với nguyên liệu tươi từ vụ mùa trong năm được bày biện để làm lễ Charye tạ ơn tổ tiên (lễ cúng gia tiên). Sau Charye, các gia đình đến viếng mộ tổ tiên của họ và tham gia vào nghi thức nhổ cỏ mọc trên gò chôn cất. Qua hoàng hôn, các gia đình và bạn bè đi dạo và ngắm vẻ đẹp của trăng tròn mùa thu hoạch hoặc chơi các trò chơi dân gian như Ganggangsullae (Điệu nhảy vòng tròn của Hàn Quốc).

Không khí Tết Trung Thu đang rộn ràng khắp các quốc gia - 5

Thời điểm này chính là lúc thích hợp nhất để người Nhật tổ chức lễ hội ngắm trăng - Otsukimi. Thú vị hơn, Otsukimi cũng trùng với ngày rằm tháng 8 ở Việt Nam và Trung Quốc. Tuy gọi là ngày lễ, nhưng Otsukimi thường diễn ra trong phạm vi gia đình hoặc bạn bè thân thiết

Nhật Bản

Nếu như người Việt Nam tưởng tượng trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh dày mochi. Ngoài ra, liên tưởng về một chú thỏ đang ngồi ăn bánh dango cũng xuất hiện ở nhiều địa phương trên nước Nhật.

Không khí Tết Trung Thu đang rộn ràng khắp các quốc gia - 6

Một trong những truyền thuyết về Thỏ ngọc được trẻ con Nhật Bản yêu thích có nguồn gốc từ thần thoại Ấn Độ , kể về 3 con vật là khỉ, cáo và thỏ được Thượng đế thử thách khi Thượng đế hóa thân thành một ông lão và đến xin chúng thức ăn. Trong khi khỉ nhanh nhảu trèo lên cây để hái thật nhiều trái ngon, còn cáo thì đi trộm đồ cúng từ các ngôi mộ để biếu tặng ông lão, chỉ có mỗi thỏ là không có gì cả. Vì vậy để có thức ăn biếu ông lão, thỏ đã lao mình vào đống lửa để hiến tặng chính bản thân mình. Cảm động trước tấm lòng của thỏ, Thượng đế đã hồi sinh cho thỏ rồi đưa nó lên cung trăng để tôn vinh trước tất cả mọi người.

Hữu Thắng (Tổng hợp)