Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương

(Dân trí) - Nhiếp ảnh gia may mắn đã chụp được khoảnh khắc hiếm có ghi lại cảnh một con cá voi xanh đang “xả thải” giữa lòng đại dương.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp phong cảnh Ian Wiese khi đang quay phim ở Point Picquet, phía nam thành phố Perth, Australia, bất ngờ bắt gặp khoảnh khắc cực hiếm: cá voi xanh “đi nặng” giữa đại dương khi nó đang di cư về phía nam dọc theo bờ biển Tây Úc. Không bỏ lỡ giây phút “đặc biệt” này, Ian đã ghi hình ngay lập tức.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương - 1
Cá voi xanh “đi nặng” giữa đại dương

“Chúng tôi nhìn thấy vài con cá voi xanh đang di chuyển nên đã dừng lại quan sát. Không ngờ, một con trong số đó thải ra thứ chất lỏng màu vàng tươi, có thể quan sát rõ khi quay hình từ trên cao”, nhiếp ảnh gia Ian nói.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương - 2

Trước đó, đoàn làm phim đã xin cấp giấy phép được quyền dùng drone là thiết bị bay không người lái để quay quanh khu vực có cá voi.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương - 3
Chất thải có màu vàng tươi, để lại vệt dài trên biển

“Tôi chưa từng nghe thấy chuyện chất thải cá voi có màu vàng tươi. Chắc nó đã ăn phải thứ gì lạ”, vị nhiếp ảnh gia nhận định.

Được biết, thông thường phân cá voi có màu đỏ hồng. Đây là màu của các loài nhuyễn thể trong đại dương. Nhưng con cá lần này lại để những vệt vàng trên mặt biển. Bởi thế, nhóm quay phim mới suy đoán có thể con cá không may nếm thử thứ lạ khi bơi từ Indonesia xuống tiểu bang Victoria.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương - 4
Thông thường, phân cá voi xanh có màu đỏ hồng

“Thước phim này rất quan trọng để chúng ta hiểu thêm về đời sống của cá voi. Chúng vẫn đang bị đe dọa nghiêm trọng”, Ian nói.

Chuyên gia Curt Jenner đến từ trung tâm nghiên cứu cá voi Tây Úc cho biết, một con cá voi xanh có thể “xả thải” tới 200 lít phân mỗi lần đi vệ sinh. Một số loài cá sẽ ăn lại chất thải này. Phân cá voi xanh cũng giúp tạo ra một loại tảo quan trọng, là nguồn gốc cho nhiều sinh vật biển.

Khoảnh khắc cực hiếm: Sinh vật khổng lồ “đi nặng” giữa đại dương - 5
Cá voi xanh là sinh vật lớn nhất hành tinh còn tồn tại, đang nằm trong nhóm có nguy cơ tuyệt chủng

Cá voi xanh có chiều dài trung bình 30 m, nặng 180 tấn thậm chí hơn nữa. Chúng là động vật lớn nhất còn tồn tại trên hành tinh. Trước thế kỷ 20, cá voi xanh tồn tại với số lượng cá thể lớn ở hầu hết các đại dương. Nhưng hơn 100 năm qua, chúng bị săn bắt tới mức gần như tuyệt chủng, cho tới khi được Luật pháp Quốc tế năm 1966 bảo vệ.

Hoàng Hà

Theo DM/ TG