Khám phá nơi con người sống không dùng tiền và cách xa công nghệ

(Dân trí) - Khác xa với cuộc sống hiện đại, các bộ tộc ở vùng biên giới Tây Tạng và Ấn Độ vẫn tồn tại theo lối sống từ ngàn năm nay. Đây là nơi con người không dùng tiền và sống cách xa công nghệ.

Nhiếp ảnh gia Cat Vinton dành thời gian 2 tháng sống cùng người dân bộ tộc Chang Tang-Pa trong những túp lều để tìm hiểu cuộc sống của họ. Những bộ tộc sống ở vùng biên giới Tây Tạng và Ấn Độ dành nhiều thời gian kiếm tìm thức ăn cho đàn gia súc tại các vùng núi tuyết. Họ đang cố gắng tồn tại trong một thế giới dường như đang bị rời bỏ lại phía sau.

Cậu bé Jimmai sớm chịu cảnh thiếu thốn từ nhỏ
Cậu bé Jimmai sớm chịu cảnh thiếu thốn từ nhỏ

Cậu bé Jimmai sinh ra trong một gia đình du mục sống ở dãy Himalayas. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé phải chấp nhận chịu đựng cuộc sống vật chất thiếu thốn khó khăn. Không có công nghệ nên những người Chang Tang-Pa sống dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên.

Người Chang Tang-Pa sống trong những túp lều bằng da
Người Chang Tang-Pa sống trong những túp lều bằng da

Người Chang Tang-Pa sống gắn liền với đàn dê và cừu. Họ không sử dụng tiền và trao đổi với nhau những sản phẩm tự có. Khí hậu tại đây rất khắc nghiệt. Người dân phải sống trong những túp lều bằng da yak. Lửa phải đốt cả đêm để sưởi ấm bởi nhiệt độ ngoài trời xuống rất thấp.

Nhiếp ảnh gia Vinton được chào đón vào gia đình Gaysto. Sonam, cô con gái 12 tuổi ở bên phải. con trai Karma ở phía trước và vợ Yangyen bên trái.
Nhiếp ảnh gia Vinton được chào đón vào gia đình Gaysto. Sonam, cô con gái 12 tuổi ở bên phải. con trai Karma ở phía trước và vợ Yangyen bên trái.
Khám phá nơi con người sống không dùng tiền và cách xa công nghệ - 4

Bữa ăn của người Chang Tang-Pa thường thấy gồm có thịt dê, mỡ dê, momos (một loại bánh bao Tây Tạng), trà Tây Tạng và tsampa (một loại lúa mạch). Người dân nơi đây rất mộ đạo, đi theo Phật giáo. Hàng sáng, họ sẽ thức dậy và cầu nguyện từ sớm.

Người dân du mục thả dê xuống sườn núi tuyết
Người dân du mục thả dê xuống sườn núi tuyết

Nhiếp ảnh gia Vinton cho biết: “Thu nhập của người dân quá ít khiến họ không đủ tiền trang trải để gửi con em mình đi học một ngôi trường làng dành cho trẻ em Tây Tạng ở Leh, thủ đô của Ladakh”.

Một người phụ nữ có tên Yangyen đang làm món tsampa - một loại bột Tây Tạng làm từ lúa mạch rang
Một người phụ nữ có tên Yangyen đang làm món tsampa - một loại bột Tây Tạng làm từ lúa mạch rang

Món đồ hiện đại duy nhất cả bộ tộc đang sở hữu là chiếc máy khâu cũ. Họ cũng có rất ít các phương tiện để giao tiếp với thế giới bên ngoài. Người Chang Tang-Pa biết thông tin nhờ phương thức truyền miệng.

Gia đình ông Gaysto di chuyển đi nơi khác khi mùa mới đến. Họ sẽ về đây vào năm sau. Gia đình để lại nền đất cũ
Gia đình ông Gaysto di chuyển đi nơi khác khi mùa mới đến. Họ sẽ về đây vào năm sau. Gia đình để lại nền đất cũ

Gia đình người phụ nữ có tên Tashi là người cho phép nhiếp ảnh gia người Anh ở cùng trong suốt 2 tháng. Họ biết thông tin bên ngoài nhờ 3 cô con gái. Các cô hiện đang sống gần khu vực Leh. Có người đã lập gia đình với người thuộc trại du mục khác. Theo truyền thống, người phụ nữ Tây Tạng có thể có hơn một đời chồng.

Tương lai người Chang Tang-Pa ngày càng bấp bênh
Tương lai người Chang Tang-Pa ngày càng bấp bênh

Nhiếp ảnh gia người Anh nhận thấy tương lai người Chang Tang-Pa ngày càng mờ mịt và bấp bênh với nền văn hóa đang dần bị mai một.

Việt Hà

Theo DM