An Giang:

Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam

(Dân trí) - Đồi Tức Dụp là căn cứ địa cách mạng của quân dân An Giang trong thời kỳ chống thực dân Pháp và Mỹ cứu nước. Năm 1968, Mỹ dồn lực lượng tấn công Tức Dụp, nhưng sau 128 ngày đêm công phá, Mỹ thua, tiêu tốn 2 triệu đô la… Từ đó, đồi Tức Dụp còn được gọi là “đồi 2 triệu đô la”.

Đồi Tức Dụp (xã An Tức, huyện Tri Tôn) nổi tiếng với cuộc chiến đấu 128 ngày đêm (từ đêm 16, rạng sáng 17-11-1968 đến 24-3-1969), khiến quân đội Mỹ - ngụy thua trắng tay, mặc dù tương quan về quân số, vũ khí… Mỹ hơn hẳn quân ta.

Thất bại đó khiến Mỹ tiêu tốn khoảng 2 triệu đô la, thiệt hại 4.700 quân lính, nhiều xe tăng, máy bay bị bắn cháy… Phía ta cũng có nhiều chiến sĩ cách mạng ngã xuống, Đảng và nhân dân luôn ghi nhớ với 8 chữ vàng: “Kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô".


Đồi Tức Dụp nằm cạnh hương lộ 15 thuộc địa bàn xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Đồi Tức Dụp nằm cạnh hương lộ 15 thuộc địa bàn xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Hòa bình lập lại, An Giang cho trùng tu, xây dựng thành khu di tích lịch sử văn hóa và được khánh thành vào ngày 30/04/1996, nhân kỷ niệm 21 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Đồi Tức Dụp cao 216m, với diện tích trên 2.200m, là sản phẩm thiên nhiên độc đáo được tạo hóa ban tặng, với chu vi hình cánh cung dài khoảng 3km. Ngọn đồi là một chuỗi các hang động lớn nhỏ và các tảng đá nằm sừng sững giữa rừng cây bạt ngàn như những chứng nhân của lịch sử.

Đến với khu du lịch Tức Dụp, ngoài thám hiểm những điều kì thú từ thiên nhiên, du khách còn được sống lại những phút giây lịch sử thông qua các hình ảnh, nhân chứng và thiết bị vũ trang được trưng bày trong căn nhà Truyền thống.

Khám phá "đồi hai triệu đô la" độc nhất Việt Nam

Ngày nay, Tức Dụp không chỉ là khu di tích lịch sử văn hóa mà còn là điểm đến cho du khách trong và ngoài nước. Bởi Tức Dụp có cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, từng tảng đá lớn xếp chồng lên nhau tạo ra nhiều ngõ ngách, hang động; xen lẫn những tảng đá là màu xanh bạt ngàn của rừng dù năm xưa phải hứng chịu bao bom đạn…

Khi đến khám phá đồi Tức Dụp - đồi Hai triệu đô la, du khách đã mắt với cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Tuy nhiên, một số du khách chưa hài lòng khi ý nghĩa lịch sử hào hùng của Tức Dụp không được truyền tải đến khách tham quan một cách đầy đủ.

Một du khách đến từ TP Cần Thơ, chia sẻ: “Tôi lấy làm tiếc khi đến tham quan một căn cứ lịch sử thế này nhưng chẳng biết thêm được gì, vì điểm tham quan không có người thuyết minh; tại các chứng tích không có bản thuyết trình đầy đủ, đơn giản là những bản ghi vắn tắt “căn cứ Đảng bộ An Giang; hang huyện đội; hang Hậu cần”…. Ngoài ra, tôi thấy nhiều tảng đá lớn có ghi nhiều ký hiệu “S, P, X…” nhưng chúng tôi chẳng biết những ký hiệu đó mang ý nghĩa gì?

Một hố bom trong khuôn viên di tích Tức Dụp
Một hố bom trong khuôn viên di tích Tức Dụp
Nhà truyền thống Khu di tích Tức Dụp - nơi trưng bày nhiều vũ khí và ảnh tư liệu về cuộc chiến ác liệt 128 ngày đêm tại đồi Tức Dụp
Nhà truyền thống Khu di tích Tức Dụp - nơi trưng bày nhiều vũ khí và ảnh tư liệu về cuộc chiến ác liệt 128 ngày đêm tại đồi Tức Dụp
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 4
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 5
Đường lên tham quan đồi Tức Dụp
Đường lên tham quan đồi Tức Dụp
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 7
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 8
Các kí hiệu của địch còn ghi lại trên các tảng đá
Các kí hiệu của địch còn ghi lại trên các tảng đá
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 10
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 11
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 12

Đồi Tức Dụp là sự kỳ diệu của tạo hoá khi các tảng đá lớn xếp chồng lên nhau

Đồi Tức Dụp là sự kỳ diệu của tạo hoá khi các tảng đá lớn xếp chồng lên nhau

Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 14
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 15
Các căn cứ của quân dân ta hoạt động và kiên cường đánh trả quân giặc đến cùng
Các căn cứ của quân dân ta hoạt động và kiên cường đánh trả quân giặc đến cùng
Khám phá "đồi 2 triệu đô la" độc nhất Việt Nam - 17

Nguyễn Hành