Hội An tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà

(Dân trí) - Sáng 31/8 (nhằm mùng 10/7 Âm lịch), tại khu miếu Nam Diêu (phường Thanh Hà, Hội An) hàng trăm hộ dân và du khách nô nức tề tựu về đây thành kính mừng lễ giỗ tổ của làng gốm Thanh Hà (hơn 500 năm tuổi) nức tiếng gần xa.

Lễ hội nhằm tri ân công đức các bậc tiền hiền đã tạo dựng làng nghề từ cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17; đồng thời giáo dục con cháu về truyền thống lịch sử-văn hóa cũng như ý thức bảo tồn và phát triển làng nghề.

Lễ giỗ tổ được tổ chức thông lệ hằng năm vào ngày 10/7 Âm Lịch
Lễ giỗ tổ được tổ chức thông lệ hằng năm vào ngày 10/7 Âm Lịch

Lễ hội làng gốm, một hoạt động văn hóa cộng đồng của cư dân Thanh Hà-Hội An luôn diễn ra sôi nổi, đậm tính dân gian với nhiều nghi thức cổ truyền được chính các nghệ nhân và bà con nhân dân trong làng thực hiện.

Đám rước kiệu tổ nghề gốm
Đám rước kiệu tổ nghề gốm

Ngay từ sáng sớm, phần lễ chính tế Tổ với đoàn rước thần chủ đã diễu hàng qua khắp ngã đường. Đội hình lân, sư, dàn bát âm, nghi trượng, kiệu thần chủ, kiệu lư hương gốm cùng hơn 100 nam phụ lão ấu đi từ miếu Nam Diêu về đình Thanh Chiếm tế lễ. Đây là nơi được cư dân thờ tự, tôn vinh và ngưỡng vọng về công đức của các vị tổ nghề.

Đám rước đi qua khắp các ngõ làng Nam Diêu
Đám rước đi qua khắp các ngõ làng Nam Diêu

Trong văn tế của Ban cổ lễ do các bô lão chủ trì điều hành theo nghi thức truyền thống, tâm niệm cầu mong quốc thái dân an, nhà nhà an lành, mùa màng bội thu và tri ân công đức Tổ nghề. Lời tiếng của người hậu thế cũng đã gợi tưởng niềm tự hào mà bao thế hệ người làng Nam Diêu, Thanh Chiếm, Bộc Thủy…hoài vọng.

Hát tuồng do nhóm tuồng Nam Diêu thể hiện trong ngày giỗ tổ
Hát tuồng do nhóm tuồng Nam Diêu thể hiện trong ngày giỗ tổ

Ngay sau phần lễ tế chấm dứt, người làng Thanh Hà “Mặc áo vải, khăn hoa” cùng mời du khách vui hội với nhiều trò chơi dân gian đặc sắc như: thi chuốt gốm, làm con thổi đất nung, nấu cơm bằng nồi đất, thi đập nồi…

Lân biểu diễn trong lễ giỗ tổ
Lân biểu diễn trong lễ giỗ tổ

Chị Lê Hoài Thư (du khách đến từ Vũng Tàu) hào hứng chia sẻ: “Tôi cùng gia đình ra Hội An du lịch, nghe thông tin lễ giỗ tổ làng gốm nên vợ chồng bắt taxi đến đây tham dự. Lễ hội rất đặc sắc, đặc biệt là phần hội rất vui vẻ và thú vị nên cả gia đình rất thích. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mang một niềm tự hào về truyền thống lễ hội đặc sắc của đất nước Việt Nam. Những lễ hội này như vậy góp phần không nhỏ trong việc lưu giữ, bảo tồn truyền thống quý giá của dân tộc…”.

Làng gốm Thanh Hà nay đã là điểm đến không thể thiếu đối với du khách khi tham quan đô thị cổ Hội An - di sản văn hóa thế giới.

Hội An tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà - 6
Tế lễ chính tại miếu Nam Diêu ghi nhớ công đức các bậc tiền hiền, răng dạy con cháu…
Tế lễ chính tại miếu Nam Diêu ghi nhớ công đức các bậc tiền hiền, răng dạy con cháu…

Thi nặn các con vật bằng đất sét trong lễ tế tổ , đây là hoạt động truyền thống của người dân làng gốm Thanh Hà qua các lễ giỗ tổ
Thi nặn các con vật bằng đất sét trong lễ tế tổ , đây là hoạt động truyền thống của người dân làng gốm Thanh Hà qua các lễ giỗ tổ

Giỗ tổ nghề gốm Hội An
Giỗ tổ nghề gốm Hội An
Thi chuốt gốm, đây là phần thi thể hiện tài năng của các đội khi tạo hình gốm theo mẫu- góp phần quảng bá, lưu giữ nghề truyền thống quê hương
Thi chuốt gốm, đây là phần thi thể hiện tài năng của các đội khi tạo hình gốm theo mẫu- góp phần quảng bá, lưu giữ nghề truyền thống quê hương

Hội An tưng bừng lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà - 11
Đua thuyền truyền thống, một hoạt động được người dân nhiệt liệt hưởng ứng
Đua thuyền truyền thống, một hoạt động được người dân nhiệt liệt hưởng ứng

Lễ hội giỗ tổ nghề gốm Thanh Hà

N.Linh