Hoa anh đào nở, Nhật Bản rộn ràng chào đón "năm mới không chính thức"

(Dân trí) - Với người Nhật Bản, lễ hội hoa anh đào là một trong những lễ hội vô cùng quan trọng, cần được chào đón một cách trân trọng bởi đó là dấu hiệu báo một năm mới không chính thức bắt đầu.

Lễ hội ngắm hoa anh đào Hanami cũng trùng hợp với năm mới không chính thức của Nhật bởi tháng Tư cũng là thời gian năm học mới bắt đầu, bắt đầu một năm tài khóa mới và cũng thường là lúc sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu làm công việc đầu tiên trong đời họ. Do đó, lễ hội hoa anh đào là nghi lễ truyền thống vô cùng quan trọng đối với người dân Nhật Bản, chứ không chỉ dừng lại ở việc thưởng lãm vẻ đẹp của những cánh hoa anh đào mỏng manh.

Dấu hiệu đầu tiên của mùa xuân ở Nhật Bản là khi bản tin thời tiết trên ti vi chiếu bản đồ quốc gia cho thấy những nơi hoa anh đào nở. Từ thời điểm đó, tất cả các bản tin thời tiết sẽ theo dõi diễn biến nở rộ của hoa anh đào trên khắp nước Nhật cho đến tận khi những cánh hoa cuối cùng đã tàn.

Nước Nhật có địa thế trải dài từ bắc xuống nam nên những đợt hoa đầu tiên sẽ xuất hiện ở phía nam vào cuối tháng 3, sau đó sẽ lan dần lên Hokkaido khoảng đầu tháng 5 (bỏ qua thành phố Okinawa nhiệt đới vì ở đây hoa anh đào đã nở từ lâu, khoảng tháng 1).

Bản tin dự báo hoa anh đào nở do Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản cung cấp

Bản tin dự báo hoa anh đào nở do Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản cung cấp
 

Người Nhật xem bản tin dự báo hoa anh đào nở, hay còn gọi là “sakura zensen”, một cách vô cùng nghiêm túc. Vì hoa anh đào nở rộ chỉ tồn tại trong khoảng vài ngày cho đến gần một tuần, tùy thuộc vào thời tiết nếu có gió và mưa, do đó việc biết chính xác những ngày nào là ngày thật hoàn hảo cho “hanami”, nghĩa là ngắm hoa (hana nghĩa là hoa, mi nghĩa là ngắm) là cực kỳ quan trọng.

Ở Nhật, tất cả hoạt động đều được dừng lại để dành trọn cho các buổi pic-nic hanami, lễ hội hanami hay các sự kiện tốt lành đã được tính tỉ mỉ về thời gian. Mọi người trong công sở sẽ gác lại công việc để đến một công viên nào đó ăn uống dưới những tán cây hoa anh đào nở xòe hoa. Có một quy định quan trọng được đặt ra, đó là: không được hái các cánh hoa để cho vẻ đẹp của nó được mọi người thưởng thức. Người ta cũng cho rằng những cánh hoa anh đào rơi là những linh hồn được tái sinh của những chiến binh đã ngã xuống và bạn không nên có bất kỳ tác động nào lên điều đó.

Tiệc Hanami dưới tán cây hoa anh đào nở
Tiệc Hanami dưới tán cây hoa anh đào nở
 

Không hề là phóng đại khi nói hanami đã hằn sâu trong tâm thức của cả đất nước Nhật. Tất cả mọi người đều biết rõ đâu là những nơi tuyệt nhất để đi pic-nic, đâu là những nơi đẹp nhất để đi dạo và đâu là những điểm lên ảnh đẹp nhất. Nhiều trang web và sách đã dành riêng để nói về sự kiện đó. Người ta cho rằng số cây hoa anh đào ở Nhật Bản lên tới hơn 1 triệu cây. Rất thú vị là cây hoa anh đào thường được trồng trong các công viên hơn là các khu vườn vì trên thực tế thì trong thời gian khác còn lại của năm thì nhìn chúng không có gì đặc biệt cho lắm. Tiêu chuẩn của các khu vườn của người Nhật là cây cối phải có vẻ đẹp của bốn mùa, nhưng cây hoa anh đào thì lại không đáp ứng được điều đó.

Cây anh đào nhìn không có gì nổi bật lắm sau khi hoa đã tàn và rụng hết.
Cây anh đào nhìn không có gì nổi bật lắm sau khi hoa đã tàn và rụng hết.

Kyoto là một trong những thành phố nổi tiếng nhất ở Nhật để ngắm hoa anh đào.
Kyoto là một trong những thành phố nổi tiếng nhất ở Nhật để ngắm hoa anh đào.

Một em gái nhỏ Nhật Bản ngước nhìn hoa anh đào rơi.
Một em gái nhỏ Nhật Bản ngước nhìn hoa anh đào rơi.

Người dân Nhật bản đi dạo dọc theo con đường với hai bên là cây hoa anh đào nở tại thủ đô Tokyo.
Người dân Nhật bản đi dạo dọc theo con đường với hai bên là cây hoa anh đào nở tại thủ đô Tokyo.

Người dân Nhật bản đi dạo dọc theo con đường với hai bên là cây hoa anh đào nở tại thủ đô Tokyo.
Công viên Yoyogi ở Tokyo, Nhật là một trong những địa điểm nổi tiếng của nước này để ngắm hoa anh đào.

Hoa anh đào dọc bờ sông ở Nakameguro, Tokyo.
Hoa anh đào dọc bờ sông ở Nakameguro, Tokyo.

Lễ hội Hanami ở công viên Maruyama, Kyoto.
Lễ hội Hanami ở công viên Maruyama, Kyoto.
Hà Anh
Theo Epo Times