Hồ tử thần đoạt mạng bất cứ ai dám mon men tới gần

(Dân trí) - Đẹp như tranh vẽ nhưng hồ nước này độc tới mức có thể gây tử vong nếu ai đó đứng ở cự ly gần.

Những hồ nước bí ẩn rùng rợn nhất thế giới

Nằm trên dãy núi Ural, phía tây nước Nga là một hồ nước được mệnh danh “tử thần”. Đó là hồ Karachay, nơi không loài sinh vật nào có thể sống sót bên trong. Hồ nước này cũng từng ẩn chứa nhiều bí mật rùng rợn.

Hồ tử thần đoạt mạng bất cứ ai dám mon men tới gần - 1
Không phải ai cũng biết phía sau sự yên ả tĩnh lặng này là “vũ khí giết người”

Thoạt nhìn màu nước xanh thẳm tĩnh lặng, tưởng chừng đó là chốn dừng chân lý tưởng. Nhưng Karachay chắc chắn không phải nơi tắm nắng vào những năm 1990, bởi chỉ cần đừng gần cũng đủ khiến người khỏe mạnh thiệt mạng.

Nhìn lại lịch sử, trong quãng thời gian từ năm 1951-1953, đây từng là nơi đổ chất thải phóng xạ từ Chelyabinsk-65 – một nhà máy xử lý chất thải hạt nhân gần đó. Khi đó, hồ Karachay được đổi tên thành hồ chứa rác thải V-9.

Hồ tử thần đoạt mạng bất cứ ai dám mon men tới gần - 2
Hồ Karachay là một trong những nơi ô nhiễm phóng xạ nhất thế giới

Theo báo cáo từ viện Worldwatch có trụ sở ở thủ đô Washington, D.C, hồ Karachay được xếp hạng ô nhiễm nhất hành tinh. Mức độ phóng xạ tại đây đo được là 4,44 exabecquerels (EBq). Đây là mức gần như tương đương với toàn bộ mức độ được phân bổ trên khu vực lớn hơn sau nhiều năm xảy ra thảm họa Chernobyl.

Hồ tử thần đoạt mạng bất cứ ai dám mon men tới gần - 3
Nếu tới gần hồ nước, ngay cả những người khỏe mạnh bình thường cũng có thể tử vong

Bên cạnh đó, Hội đồng bảo vệ tài nguyên thế giới cho biết, hồ bị ô nhiễm tới mức có thể giết chết người trong vòng 1 giờ đồng hồ.

Hồ bắt đầu cạn kiệt vào những năm 1960. Một trận hạn hán xảy ra vào năm 1968 kết hợp với đợt gió mạnh thổi tới, mang theo bụi phóng xạ bay ra khỏi khu vực vào đất liền, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của 500.000 người tại những vùng lân cận.

Hồ tử thần đoạt mạng bất cứ ai dám mon men tới gần - 4

Chính bởi vậy, các chuyên gia đã cảnh báo người dân không được tới gần hồ Karachay, tránh khỏi những cái chết đau đớn.

Cùng với đó, giới chức địa phương đã quyết định niêm phong hồ nước, biến Karachay thành “cỗ quan tài” với những khối đá bê tông cực lớn. Quá trình niêm phong này diễn ra trong suốt hơn 40 năm và được hoàn thành vào tháng 11/2015.

Huy Hoàng

Theo Atlasobscura/ WK