Hào hứng với lễ hội "vừa hôn nhau vừa nhảy múa"

(Dân trí) - Ở Bali, Indonesia có một lễ hội đặc biệt là Omed Omedan, hay còn gọi là lễ hội ôm và hôn...

Lễ hội ôm và hôn là thời điểm người dân cảm thấy thoải mái khi chứng kiến các cặp đôi thể hiện tình cảm với nhauLễ hội bắt đầu bằng việc cầu nguyện, sau đó là hôn nhau và nhảy múa, khi các đôi đang hôn người dân xung quanh sẽ té nước vào họ.

Hào hứng với lễ hội vừa hôn nhau vừa nhảy múa

Họ tin rằng nghi lễ sẽ đem lại sức khỏe và của cải dồi dào cho tất cả mọi người, cũng như có sức mạnh bảo vệ làng khỏi những điềm xấu trong suốt năm mới.

Người dân Sesetan tổ chức lễ hội còn mong muốn sự "đơm hoa kết trái" của các mối quan hệ khi những cặp trai gái lần đầu tiên được hôn nhau. Một người tham gia lễ hội cho biết, rất nhiều cặp đôi đã làm lễ cưới sau khi hôn nhau  trong ngày. Nét đẹp truyền thống này đã có từ rất lâu, khoảng 100 năm nay. Omed Omedan thường dành cho những người chưa kết hôn, ở độ tuổi 17 - 30. Lễ hội bắt đầu bằng việc cầu nguyện, sau đó là hôn nhau và nhảy múa, khi các đôi đang hôn người dân xung quanh sẽ té nước vào họ.

Hào hứng với lễ hội vừa hôn nhau vừa nhảy múa

Trong lễ hội, người tham dự được chia làm hai nhóm theo hai giới khác nhau, nam đi về phía Bắc của con đường, nữ đi theo hướng ngược lại.

Sau đó hai nhóm đối mặt nhau, mỗi nhóm cử ra một người đại diện trao nụ hôn cho nhau, khi đang hôn mọi người té nước về phía họ, hoặc những người nhút nhát hơn thì chọn cho mình đối tượng và tay trong tay mừng lễ hội. Lễ hội thường kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

Hào hứng với lễ hội vừa hôn nhau vừa nhảy múa

Có người ban đầu bẽn lẽn, thẹn thùng chỉ dám hôn nhẹ lên má nhưng sau đó, khi toàn thân đã ướt sũng và da mặt đau rát, họ trở nên mạnh dạn hơn. Một số chàng trai còn chủ động "níu cổ", "vít đầu" bạn gái xuống thấp để dễ dàng duy trì nụ hôn dài trong khi người xung quanh vẫn không ngừng té nước.

Hữu Thắng
 
Hữu Thắng