Hành trình giải cứu tê giác đen quý hiếm bằng trực thăng

(Dân trí) - Một chú tê giác đen quý hiếm vừa được vận chuyển bằng trực thăng từ vùng KwaZulu-Natal tại phía Đông Nam Phi đến khu bảo tồn để được chăm sóc tốt hơn.

Việc làm này được tiến hành chỉ sau vài ngày khi Tê giác đen Tây Phi, một phân loài tê giác hiếm của loài tê giác đen sinh sống ở châu Phi, chính thức được đưa vào danh sách các loài tuyệt chủng.

 

Chú tê giác đen này là cá thể mới nhất trong số khoảng 140 con vật đã được vận chuyển tới khu bảo tồn mới theo Dự án mở rộng phạm vi sinh sống cho tê giác đen của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF). Nó cũng là một trong 10 con tê giác đen tại vùng KwaZulu-Natal được đưa đến “nhà mới” để thoát khỏi sự săn bắt của những kẻ săn trộm.

  

Nhiều người cho rằng cách vận chuyển bằng máy bay có vẻ hơi phức tạp và tốn kém nhưng nó lại được coi là giải pháp an toàn hơn so với vận chuyển bằng xe tải. Phương pháp vận chuyển bằng đường hàng không sẽ giúp rút ngắn thời gian gây mê và không gây hại cho tê giác.

 

Vận chuyển bằng đường hàng không được cho là giải pháp an toàn hơn vận chuyển bằng xe tải

Vận chuyển bằng đường hàng không được cho là giải pháp an toàn hơn vận chuyển bằng xe tải

 

Chủ nhiệm dự án - Tiến sĩ Jacques Flamand nói: “Chúng tôi không lựa chọn cách vận chuyển tê giác bằng xe tải bởi hình thức này nguy hiểm hơn cách di dời bằng trực thăng”.

 

“Là một bác sĩ thú y, tôi thấy phương pháp vận chuyển bằng trực thăng là an toàn hơn cả bởi nó rất nhanh chóng và vô hại cho tê giác. Đó cũng chính là mối quan tâm đặc biệt của chúng tôi trong dự án này,” tiến sỹ Flamand cho biết.

 

Lựa chọn điểm thích hợp để phóng chất gây mê

Lựa chọn điểm thích hợp để phóng chất gây mê

 

Các bác sỹ đang tiêm thuốc gây mê cho tê giác

Các bác sỹ đang tiêm thuốc gây mê cho tê giác

 

Trước khi những con tê giác được thả tại khu bảo tồn mới, chúng được cưa bỏ sừng. Hành động này của WWF nhằm giúp những chú tê giác đen tránh bị sát hại của những kẻ săn trộm.

 

Các bác sỹ đang tiêm thuốc gây mê cho tê giác

Các chuyên gia đang cưa sừng tê giác nhằm giúp chúng tránh khỏi nguy cơ bị sát hại nhằm lấy sừng để giao thương

 

Trong những năm 1960, ước tính có khoảng 65.000 con tê giác đen đã được tìm thấy trên khắp châu Phi. Tuy nhiên, những kẻ săn trộm đã tàn sát vô số con tê giác đen và chỉ còn lại khoảng 2.000 con vào đầu những năm 1990.

 

Mục tiêu của dự án vận chuyển tê giác đen tới khu bảo mới là nhằm tăng gấp đôi (ước tính khoảng 4.000 con) so với số còn sống sót.

 

Đến nay, hơn 40 con tê giác đen được sinh ra trên các khu bảo tồn mới theo Dự án của WWF.

Đến nay, hơn 40 con tê giác đen được sinh ra trên các khu bảo tồn mới theo Dự án của WWF.

 

Phan La

Theo DM