Nghệ An:

Du lịch Nghệ An thu hút gần 6 triệu lượt khách

(Dân trí) - Năm 2017 là năm du lịch Nghệ An có nhiều khởi sắc, phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Trong năm, Nghệ An đã đón gần 6 triệu lượt khách.

Chiều 5/1, Sở Du lịch Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018. Dịp này, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tặng bằng khen cho 7 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động du lịch địa phương năm 2017. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 8 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động du lịch năm 2017.
Chiều 5/1, Sở Du lịch Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018. Dịp này, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tặng bằng khen cho 7 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động du lịch địa phương năm 2017. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 8 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động du lịch năm 2017.

Năm 2017, hoạt động du lịch Nghệ An đã có bước chuyển biến tích cực, nhất là công tác xúc tiến quảng bá và quản lý nhà nước được tăng cường nên lượng khách du lịch tăng cao. Tổng lượng khách tham quan, du lịch toàn tỉnh ước đạt gần 6 triệu lượt khách. Trong đó có trên 3,85 triệu lượt khách lưu trú, đạt 135% so với năm 2016, đạt 106,9% kế hoạch năm. Khách quốc tế đạt 109.100 lượt, bằng 142% so với năm 2016.

Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2017 ước đạt 6.086 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu khách quốc tế đạt gần 13,4 triệu USD, bằng 143% so với năm 2016. Doanh thu các dịch vụ du lịch ước đạt 3.092 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2016 và đạt 120,8% kế hoạch năm.

Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ở Nghệ An tiếp tục phát triển mạnh, nhất là cơ sở lưu trú du lịch. Trong năm, trên địa bàn có thêm 76 khách sạn, khu nghỉ dưỡng đưa vào hoạt động. Tính đến 31/12/2017, toàn tỉnh có 872 khách sạn, nhà nghỉ, trong đó có 03 khách sạn 5 sao và tương đương...

Làng Sen với hệ thống nhiều di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà Cử nhân Vương Thúc Quý, lò rèn cố Điền, giếng Cốc, cây đa, sân vận động, đền làng Sen.
Làng Sen với hệ thống nhiều di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà Cử nhân Vương Thúc Quý, lò rèn cố Điền, giếng Cốc, cây đa, sân vận động, đền làng Sen.

Mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2018, du lịch Nghệ An phấn đấu đón và phục vụ 4,2 triệu lượt khách lưu trú, trong đó có 126 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng thu từ du lịch đạt trên 6.800 tỷ đồng.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Thông nhấn mạnh: “Phát triển của ngành Du lịch trong năm qua không chỉ giúp Nghệ An khai thác, phát huy tốt các thế mạnh, tiềm năng sẵn có mà còn góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lượt lao động, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển”.

Bên cạnh đó, ông Lê Minh Thông đề nghị: Sở Du lịch tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo hướng nâng cao chất lượng dịch vụ. Trong đó, tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại; Đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế và nội địa; Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Cánh đồng hoa tam giác mạch ở Nghĩa Đàn - hướng đi mới trong phát triển du lịch Nghệ An.
Cánh đồng hoa tam giác mạch ở Nghĩa Đàn - hướng đi mới trong phát triển du lịch Nghệ An.

Dịp này, Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tặng bằng khen cho 7 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong xây dựng và tổ chức hoạt động du lịch địa phương năm 2017. UBND tỉnh tặng bằng khen cho 8 tập thể, 4 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động du lịch năm 2017.

Trong khuôn khổ Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Sở Du lịch Nghệ An được tổ chức vào chiều 5/1, UBND tỉnh Nghệ An đã công bố Quyết định số 6188 ngày 21/12/2017 về việc công nhận điểm du lịch địa phương tỉnh Nghệ An năm 2017. Các điểm du lịch địa phương được công nhận bao gồm: Khu di tích lịch sử Truông Bồn - huyện Đô Lương, Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ - thành phố Vinh, Chùa Đại Tuệ - huyện Nam Đàn, Khu sinh thái Mường Thanh Diễn Lâm - huyện Diễn Châu, Điểm du lịch cộng đồng bản Nưa, xã Yên Khê - huyện Con Cuông và Bảo tàng Xô Viết Nghệ An.

5 địa điểm Du lịch hấp dẫn xứ Nghệ:

Làng Sen - quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Làng Sen xưa là làng Kim Liên thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn, nay làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An. Làng Sen là mảnh đất quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nơi lưu giữ nhiều di tích, hiện vật, nhiều kỷ niệm, gắn liền với cuộc sống thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng những thành viên trong gia đình của Người trong những năm 1901-1906 và hai lần Người về thăm quê năm 1957, 1961.

Làng Sen với hệ thống nhiều di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà Cử nhân Vương Thúc Quý, lò rèn cố Điền, giếng Cốc, cây đa, sân vận động, đền làng Sen. Ngoài ra còn có khu tưởng niệm, nhà trưng bày, vườn cây lưu niệm và nhiều hạng mục công trình phục vụ công cộng khác. Tất cả đã tạo thành cụm Di tích Làng Sen.

Làng Hoàng Trù - quê ngoại của Bác Hồ

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành.

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt.

Khu di tích Hoàng Trù, ngôi nhà nhỏ ba gian là nơi cất tiếng khóc chào đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nơi đã gắn bó những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ và cũng đầy gian khó, nhọc nhằn của Người cùng ông bà, cha mẹ, các anh chị em.

Cụm di tích Hoàng trù đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1990.

Khu di tích lịch sử Truông Bồn

Truông Bồn là một đoạn đèo dốc như thế có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên dãy núi Thung Nưa có đỉnh cao nhất là 450m so với mực nước biển.

Nằm trên tuyến đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30 chạy qua địa phận xã Mỹ sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An - Truông Bồn đã trở thành địa danh Huyền thoại trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế kỷ 20, bởi Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là “Tuyến đường độc đạo”.

Khu di tích lịch sử Truông Bồn được xây dựng, bảo tồn, tôn tạo trên diện tích 217.327m2, gồm 21 hạng mục chính.

Thác Khe Kèm - Con Cuông

Cách thị trấn Con Cuông khoảng 25km, thác Kèm được coi là một kỳ thú của thiên nhiên ban tặng cho Vườn quốc gia Pù Mát. Vì ở vùng miền núi, nên thác có độ cao khoảng 500, độ dốc 800m, khiến cho nước đổ mạnh từ trên cao xuống, qua ba bậc, bọt tung trắng xóa đẹp mắt.

Phía trên và hai bên thác là cả một thảm thực vật với hàng trăm loài hoa quanh năm khoe sắc. Dưới chân thác là khe nước dài với những phiến đá phẳng lỳ như những chiếc bàn lớn làm chỗ nghỉ chân cho du khách. Cũng tại chân thác, là những hồ nhỏ có độ nông, sâu khác nhau, du khách có thể tắm mát ở đây, tạo nên một bức tranh phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời.

Vì ở vùng núi, nên thời tiết ở đây rất dễ chịu, đặc biệt là mùa hè, luôn trong trạng thái mát mẻ.

Du khách đến đây có thể tham quan vườn quốc gia, vui chơi bên dòng thác để tận hưởng không khí mát mẻ và môi trường trong lành của tự nhiên, uống rượu cần, ăn cơm lam hay xem những điệu múa Lăm của đồng bào dân tộc Thái.

Bãi biển Cửa Lò - thị xã Cửa Lò

Biển Cửa Lò được các tạp chí du lịch uy tín trong và ngoài nước bình chọn trong top 10 bãi biển đẹp nhất Việt Nam.

Bãi biển này thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh 18 km về phía Đông Bắc, cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km, và cách Thành phố Hồ Chí Minh 1400 km. Cửa Lò cũng được nối với Lào và Bắc Thái Lan bởi Quốc lộ 8 và cách Viêng Chăn thủ đô của Lào 468 km.

Khu du lịch Cửa Lò với bãi biển Cửa Lò nổi tiếng nằm bên bờ biển Đông, được ôm gọn giữa hai cửa biển: Cửa Lò phía bắc, Cửa Hội phía nam. Nơi đây có hai con sông đổ ra biển:đó là sông Cấm ở phía Bắc và sông Lam ở phía Nam.

So với Sầm Sơn Thanh Hóa, thì Cửa Lò của Nghệ An cũng là điểm đến được nhiều người biết đến và lựa chọn. Với triền cát dài, bãi biển xanh mát, dịch vụ được khai thác tối đa nhằm phục vụ cho khách du lịch. Nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ nổi lên, đường phố xây mới hoàn toàn thành khu du lịch, có xe điện chạy tham quan, trên biển còn có dịch vụ thuê ca nô nổi tiếng....

Vào mùa hè, nơi đây trở thành điểm thu hút khách du lịch trọng điểm của Nghệ An, đặc biệt khách từ các tỉnh phía Bắc đổ về như: Hà Nội, Ninh Bình...Đây cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện nổi bật như: Người đẹp áo tắm, lễ hội thả diều... làm tăng sức hút cho bãi biển này.

Bãi Lữ

Thuộc địa phận huyện Nghi Lộc của Nghệ An. Tên gọi Bãi Lữ bắt nguồn từ tên của ngọn núi Lữ Sơn đứng sừng sững hàng ngàn năm trên bãi biển.

Đến Bãi Lữ, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi sự kết hợp hoàn hảo giữa một bên là làn nước trong xanh của biển cả được điểm tô lung linh hơn bởi những phiến đá tự nhiên, và một bên là màu xanh của những cánh rừng thông vươn mình ra biển lớn. Điều đặc biệt hơn nữa là Bãi Lữ còn nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ mà thiên nhiên đã ban tặng. Nước biển trong vắt có thể nhìn rõ từng viên sỏi nhỏ, những bãi cát dài như dải lụa uốn lượn bên đường viền con sóng tạo cho Bãi Lữ vẻ mềm mại, duyên dáng của thiếu nữ.

Đứng trên ngọn núi Lữ, du khách có thể ngắm cả một vùng rộng lớn. Phía biển khơi (Đông - Nam) thấy rõ Song Ngư, Đảo Mắt, Lan Châu và gần hơn nữa vào đất liền là Hùng Lĩnh, Lan Châu, Núi Rồng, Núi Lò…

Hang Thẩm Ồm - Qùy Châu

Hang Thẩm Ồm thuộc xã Châu Thuận, huyện Qùy Châu, Nghệ An. Thẩm Ồm là một hang đẹp được thiên nhiên kiến tạo rất đa dạng. Hang nằm ở độ cao 15m, cửa hang hướng Đông Bắc, trầm tích bám vào vách hang.

Năm 1975 đã xác định là một di chỉ khảo cổ học và khai quật. Kết quả thu được 3 răng người và nhiều hóa thạch xương răng động vật, một công cụ đá thạch anh được chế tạo bằng kỹ thuật clac-tôn- hạch đập vào đe. Các di vật có niên đại cách ngày nay chừng 20 vạn năm. Điều này cho thấy người Thẩm Ồm là người hiện đại đầu tiên và sớm nhất biết đến ở nước ta.

Kết hợp với hang Bua ở xã Châu Tiến ngay gần đó, đặc biệt là Lễ hội hang Bua tổ chức sau Rằm tháng Giêng hàng năm ở đây, Thẩm Ồm tạo ra một tour du lịch hấp dẫn, nhất là đối với những người đam mê khảo cổ, di tích.

Nguyễn Duy