Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày

(Dân trí) - Người dân và du khách khi tới đây đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc máy bay khổng lồ di chuyển trên cầu vượt đường cao tốc mỗi ngày.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày

Sân bay Leipzig / Halle, đôi khi được gọi là Sân bay Schkeuditz, nằm ở Schkeuditz, Đức và phục vụ cả Leipzig và Halle - hai trong số những thành phố lớn nhất nước này. Mở cửa từ năm 1927, đây là sân bay lớn thứ 11 của Đức. Theo số liệu thông kê, sân bay này phục vụ hơn 2 triệu lượt khách mỗi năm.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày - 1
Máy bay di chuyển trên cầu vượt đường cao tốc

Điểm độc đáo khác biệt của sân bay này ở chỗ có đường băng "bất thường". Do thiếu không gian mở rộng sân bay Leipzig / Halle, khi thiết kế, các kiến trúc sư buộc phải để cấu trúc nhà ga hiện đại "tràn qua" đường cao tốc và đường sắt nằm kề với đường băng ở góc bên phải.

Chính tình huống "éo le" này dẫn tới việc bất cứ máy bay nào khởi hành hoặc cất cánh xuống đường băng phía bắc đều phải di chuyển trên cây cầu cắt ngang một đường tàu hỏa và đường cao tốc A14. Đây là đường cao tốc nối thành phố cảng Wismar với thị trấn Nossen tại bang Saxony, Đức.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày - 2
Máy bay di chuyển phía trên, bên dưới các phương tiện vẫn đi lại như thường

Để nhường chỗ cho đường băng mà không ảnh hưởng tới giao thông phương tiện di chuyển trên cao tốc A14 và giao thông đường sắt, 3 cây cầu được xây trên đường cao tốc và đường ray, cho phép các đường băng song song kéo dài với chiều dài 3,6 km. Những cây cầu này được gọi chung cái tên Taxiway.

Nhờ đó, hàng ngày các máy bay sẽ chạy hết đường băng 3,6 km trước khi cất hoặc hạ cánh. Vào thời điểm có máy bay, các phương tiện sẽ di chuyển trên đường cao tốc phía dưới. Được biết, đường băng phía bắc đi vào hoạt động từ tháng 3/2000 sau 5 năm lên kế hoạch thiết kế và thi công.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày - 3

Taxiway E7 và E8 ở phía đông được sử dụng làm lối đi một chiều, kết nối nhà ga với đường băng phía bắc. trong khi đường Taxiway thứ 3 W1 ở phía tây sẽ dùng theo cả 2 hướng.

Nhờ thiết kế độc đáo này, người dân và du khách tới cao tốc A14 sẽ quen thuộc với hình ảnh những chiếc máy bay khổng lồ di chuyển trên cầu vượt mỗi ngày. Những du khách ưa mạo hiểm, hẳn sẽ muốn trải nghiệm cảm giác được lái xe bên dưới một đường băng.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày - 4

Trước đó, năm 2018, sân bay quốc tế Schiphol của Amsterdam, Hà Lan, cũng xây dựng một đường băng thứ 6 băng ngang qua cao tốc A5 nằm gần đó. Chúng có thể chịu được trọng tải của máy bay cỡ lớn như A380.

Trên thế giới, một số nơi có địa hình phức tạp tương tự nên các kiến trúc sư phải thiết kế đường băng cắt ngang qua đại lộ. Đó chính là đường băng thuộc sân bay quốc tế Gibraltar nằm trên vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc quyền quản lý của Vương quốc Anh, nằm sát biên giới với Tây Ban Nha.

Độc đáo: Khoảnh khắc máy bay phải đi trên cầu vượt cao tốc hàng ngày - 5
Các phương tiện giao thông chờ máy bay cất cánh rồi mới tiếp tục di chuyển

Đây cũng là đường băng ngắn và nguy hiểm nhất thế giới, nằm cắt ngang với tuyến đường giao thông huyết mạch. Bởi vậy, hình ảnh mọi phương tiện trên đại lộ phải dừng lại mỗi ngày để chờ máy bay cất và hạ cánh xuống sân bay đã trở thành điều quen thuộc.

Hoàng Hà

Theo APt/ Traveler