"Địa ngục trần gian" giữa đại ngàn Tây bắc

(Dân trí) - Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Sự khắc nghiệt cộng với điều kiện sống ô nhiễm trong mỗi phòng giam làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh khiến nhiều người không chịu nổi.

Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng vào năm 1908 trên ngọn đồi Khau Cả cạnh suối Nậm La, Sơn La. Diện tích ban đầu của nhà tù là 500 m2, tất cả hệ thống nhà tù Sơn La được xây dựng khá kiên cố bằng đá lẫn gạch.


Ảnh Hữu Thắng.

Ảnh Hữu Thắng.

Năm 1952 thực dân Pháp đã ném bom để xóa đi tội ác của chúng trước khi rút khỏi Sơn La. Năm 1965, đế quốc Mỹ tiếp tục ném bom bắn phá miền Bắc, toàn cảnh nhà tù Sơn La gần như bị phá hủy hoàn toàn.


Ảnh Hữu Thắng.

Ảnh Hữu Thắng.

Tuy nhiên, những gì còn lại đến nay vẫn cho người ta thấy rằng ở nơi này những năm trước kia đã có một cuộc giam cầm đầy hà khắc.

Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.

Đến nay, khi bước chân qua cánh cổng sắt đã gỉ, cảnh cũ dù không còn nguyên, nhưng chỉ cần nhìn những mảnh tường đá rêu phong khúc khuỷu, ai cũng có thể nhận ra rằng, đây từng là chốn lao tù khét tiếng được ví như địa ngục giữa trần gian. Ảnh Hữu Thắng.

Đến nay, khi bước chân qua cánh cổng sắt đã gỉ, cảnh cũ dù không còn nguyên, nhưng chỉ cần nhìn những mảnh tường đá rêu phong khúc khuỷu, ai cũng có thể nhận ra rằng, đây từng là chốn lao tù khét tiếng được ví như "địa ngục giữa trần gian". Ảnh Hữu Thắng.

Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.

Trong mỗi phòng giam đều có hố xí nổi được xây cao hơn sàn nằm, không có nắp đậy, không có nước dội, không được vệ sinh thường xuyên. Sự khắc nghiệt cộng với điều kiện sống ô nhiễm trong mỗi phòng giam làm bệnh tật phát sinh và lây lan rất nhanh khiến nhiều người không chịu nổi.

Tại đây tất cả hệ thống tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.Ảnh Hữu Thắng.
Tại đây tất cả hệ thống tường được xây dựng bằng đá lẫn gạch, mái lợp tôn, không có trần, giường nằm cho tù nhân cũng được xây bằng đá, mặt láng xi măng, mép ngoài được gắn hệ thống cùm chân dọc theo chiều dài của sàn.Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Với mong muốn giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau này nên sau ngày nước nhà thống nhất, một phần nhà tù Sơn La đã được phục chế lại. Cho đến nay di tích này vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng. Ảnh Hữu Thắng.
Với mong muốn giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ sau này nên sau ngày nước nhà thống nhất, một phần nhà tù Sơn La đã được phục chế lại. Cho đến nay di tích này vẫn còn để nguyên trạng các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai giam, trại ba giam cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng 1,2m2, nơi từng giam hãm những người cách mạng. Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.
Ảnh Hữu Thắng.

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, diện tích của nhà tù được nâng lên với tổng số là 2.170m2. Trong những năm đó, người Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian đầy ải những người Cộng sản. Ảnh Hữu Thắng

Qua 3 lần xây dựng và mở rộng, diện tích của nhà tù được nâng lên với tổng số là 2.170m2. Trong những năm đó, người Pháp đã biến nơi đây thành một địa ngục trần gian đầy ải những người Cộng sản. Ảnh Hữu Thắng

Ngày nay, đến thăm di tích này du khách có thể đi lại rất thuận lợi bằng nhiều phương tiện cơ giới vào di tích theo 2 hướng: Nếu đi theo quốc lộ 6 hướng từ Hà Nội lên, đi qua cầu 308, đến ngã 3 Gốc phượng - tên gọi của người dân địa phương, một hướng chạy thẳng lên Lai Châu, hướng rẽ phải ngược lên đồi khoảng 500m là đến di tích Nhà tù Sơn La. Hướng thứ 2, bạn cũng có thể đi theo trục đường QL6 đi Lai Châu, đến ngã 3 Két Nước đi thêm 400m nữa là đến khu di tích.

Hữu Thắng (Tổng hợp)