Đến Fukuoka đi xếp hàng ăn Mỳ ramen

(Dân trí) - Đêm cuối tháng 9 bữa tiêc chiêu đãi mừng Liên hoan điện ảnh Châu Á bắt đầu! Mấy ông nhà báo người phương tây bấm tôi: tiệc Châu Âu quen lắm rồi, đi thôi, ra ngoài kia, dọc ven sông này sẽ có món ăn địa phương rất hấp dẫn.

Mỳ xe đẩy ven sông


Á hậu Phương Liên trước một hiệu mỳ nổi tiếng của Fukuoka.

Á hậu Phương Liên trước một hiệu mỳ nổi tiếng của Fukuoka.

Từ trung tâm Grand Hyatt hotel thuôc Canal city chỉ rảo bộ mấy bước là đã gặp cơ man những xe mỳ đẩy liền kề nhau, người hướng dẫn gọi các xe bán mỳ đẩy này là Yatai, dọc ven các con sông thuôc khu Tẹnjin Yatai hoạt động nhộn nhịp từ chiều tối cho đến sáng hôm sau. Hôm ấy, chiều cuối tuần - thứ 6, nhóm nhà báo chúng tôi hơn chục người mà không thể nào tìm đươc một chỗ ngồi chung. Thôi thì, chỉ ưu tiên mấy cô phóng viên Philippines và Myanmar còn ai tìm đươc ghế nào trống thì ngồi. Nhờ ông bạn nhà báo Indonesia thường trú tại Tokyo hướng dẫn, chúng tôi hầu như đồng loat ăn món mỳ tonkotsu - một món ramen truyền thống. Nghe nói món mỳ này xuất phát từ thành phố Muoran tỉnh Hokkaido, nhưng giờ đây món này đươc ưa chuộng ở trung tâm du lịch Fukuoka. Vì thấy nhiều người không có chỗ, nên chúng tôi cũng không tiện ngâm nga theo lối trà dư, tửu hâu để nhâm nhi cái vị đậm đà của món nước xương heo nghe nói hầm cả mấy ngày mới đươc. Và, ăn xong cũng không gọi trà, kéo nhau đi luôn nhưng cả nhóm quyết tâm ngày mai thay đổi chương trình, không trèo lên tháp truyền hình hay ra bãi biển mà đi học làm món mỳ ramen này .

Đi học làm mỳ Ramen


Đoàn nhà báo hào hứng với chương trình học làm mỳ Ramen tại Nhật.

Đoàn nhà báo hào hứng với chương trình học làm mỳ Ramen tại Nhật.

Đúng 10h sáng đoàn chúng tôi đến trường hoc làm mỳ ramen. Xem chương trình, thời khoá biểu trên trang mạng của cơ sở này, chúng tôi đươc biết, đây là môt trung tâm dạy làm bánh kẹo cho trẻ con và làm mỳ ramen cho khách du lich hoặc những ai cần học. Khu vưc học làm mỳ ramen bố trí cho từng nhóm, một nhóm 8 người chia ra 4 bàn, hai người cùng thao tác chung. Đầu tiên chúng tôi đươc giao khoảng 1kg bôt mỳ và một chai nước được pha sẵn, tôi đồ rằng trong chai nước này có pha sẵn muối và một số gia vị hoăc bôt nở. Giảng viên hướng dẫn nhào bôt, bôt đươc nhào thành hai phần, một phần để làm "sủi cảo" và môt phần để làm mỳ sợi kiểu chúng ta gọi là mỳ vằn thắn. Bột làm sủi cảo chỉ nhào bằng tay rồi chia nhỏ vo tròn và cán thành từng chiếc như bánh phồng tôm, sau đó cho nhân và nặn thành búp kiểu sủi cảo. Khi làm xong sủi cảo, xếp vào lò hấp thì học viên chuyển sang nhào bột làm mỳ ramen. Bột làm mỳ Ramen cũng được pha chế bằng môt dung dịch cho sẵn, tôi đồ rằng nước béo và gia vị, sau khi pha trộn và nhào sơ bộ, thì cho vào túi nilon và mọi người dẫm hai chân nhào. Nhào kỹ xong đem ra cán thành từng tấm mỏng bằng bàn tay rồi dùng môt chiếc máy quay tay do Italia sản xuất quay thành sơi. Cứ qua mỗi công đoan, học viên phải đi rửa tay một lần. Làm ra đươc những vắt mỳ thơm ngon thì cũng là lúc những viên sủi cảo hấp chín và thùng nước luộc xương heo béo ngậy sôi sùng sục.


Tác giả bài viết (bên phải) thoăn thoắt với những thao tác và công đoạn như dân chuyên nghiệp.

Tác giả bài viết (bên phải) thoăn thoắt với những thao tác và công đoạn như dân "chuyên nghiệp".


Những miếng sủi cảo xinh xinh do chính tác giả làm chuẩn bị được đưa vào hấp.

Những miếng sủi cảo xinh xinh do chính tác giả làm chuẩn bị được đưa vào hấp.

Chúng tôi tự tay chọn những nắm mỳ do mình làm ra, những viên sủi cảo do mình tự nặn cho vào từng chiếc bát rồi nhúng mỳ và chờ chín tới,... thêm gia vị, thêm thịt,  thêm tỏi,... và tự bưng về chỗ để ăn bát mỳ ramen do mình làm ra. Tất nhiên không kém gì nơi bán mỳ ramen chuyên nghiệp, vì đã sẵn công thức nhà trường pha chế.

Học phí nộp vào sẽ đươc trả lại môt phần bằng hai bát mỳ do thanh quả mình làm ra mang về nhà để mọi người cùng hưởng, tất nhiên người ta cho cả gói nước dùng xương heo hầm cô đặc mang về. Nghe đâu mỗi gói mỳ mang về có thể dùng trong vòng 4 ngày.

Du lich ẩm thưc kiểu này đươc các "ông tây" rất thích và ngay cả tôi môt người châu Á không xa lạ với nghề làm bún làm bánh dân tộc vẫn thấy rất hấp dẫn.

Đi ăn mỳ xếp hàng


Món mỳ đặc biệt mà đoàn chúng tôi đã mất công chờ đợi và khi ăn mỗi vị khách được ngồi một ô rèm buông kín khá thú vị.

Món mỳ đặc biệt mà đoàn chúng tôi đã mất công chờ đợi và khi ăn mỗi vị khách được ngồi một ô rèm buông kín khá thú vị.

 

Nghe tôi kể đi ăn mỳ yatai ven sông và đi học làm mỳ, các bạn sinh viên đại học Kyushu hào hứng hẳn lên, ở Fukuoka mà nói chuyện ăn mỳ thì phải đến khu nhà ga Trung tâm, ngay xế ga lên có hiệu mỳ Ichiran Ramen rất nổi tiếng,và dẫu đã gần 22h đêm cả nhóm kéo nhau đi đến cái nơi mà mọi người hâm mộ. Trời ơi, vừa đến tôi thấy xếp hàng lũ lươt nên nản chí,… nhưng vì đã đói bụng cũng lại do tò mò cả nhóm kiên nhẫn xếp hàng lấy ticket.

Tôi xin nhường lời để Á hậu Phương Liên kể: Ichiran ramen - được gọi là quán mỳ ngon nhất thành phố Fukuoka. Sau khi xếp hàng 20 phút thì vào ngồi, mỗi anh một ô rèm buông kín. Vào ngồi một lúc, thấy có nút chuông, bấm chuông thì có một anh thò đúng hai bàn tay kéo mành lên lấy phiếu đặt món. Rồi một lúc sau bưng tô mỳ tới, rồi hạ màn cho mình ăn. Sì sà sì sụp hàng xóm hai bên húp mỳ chùn chụt, chả ngượng  ngùng vì chả ai nhìn thấy ai. Mình bê lên làm cái sụt hết nửa tô mỳ, ngồi thở tý, bấm chuông tiếp có hai bàn tay lại thò vào với giọng nói gì gì đó mình không hiểu.  Anh ấy bê bát mỳ, mình réo lên trà xanh đâu sao mãi chưa đưa, anh ta chả nói gì im lặng hạ mành. Ngồi chờ tiếp, lúc sau mành lại được kéo lên món tráng miệng được đưa ra hạ mành cho mình ăn tiếp.

Thât là lạ! Ngon hay không chưa nói, chỉ thấy lạ và thú vị... rất nên khám phá cho những ai đến Fukuoka.

Phan Lương – Phương Liên