Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi"

(Dân trí) - Theo quan niệm, nước đem lại sự sống và chính nước sẽ gột rửa hết mọi ưu phiền xấu xa để tất cả bắt đầu hồi sinh, bắt đầu làm lại bằng sự sạch sẽ, trinh nguyên.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở đất nước triệu Voi

Ngày 14/4 (tức mùng 1 Tết Lào) nhân dân các bộ tộc Lào tưng bừng đón chào năm mới năm 2555 năm Phật lịch theo phong tục cổ truyền của mình. Không khí đón Tết độc đáo diễn ra khắp trên mọi miền đất nước Lào.

Người Lào gọi tết của mình là Bun -pi - may (Tết năm mới) hay Bun - hốt- nặm (Hội té nước). Cử chỉ té nước cho mọi người muốn nói rằng: Không chỉ đất khát, cây khát mà con người cũng cầu mong mưa thuận gió hòa, cho vạn vật sinh sôi. Hễ ai đến mảnh đất này cũng bị cuốn hút vào không khí chung, đầy linh thiêng của đất trời xứ Lào.

Từ xa xưa, người Lào đã có quan niệm truyền đời là chỉ có nước mới có thể đem lại màu xanh cho sự sống, bởi ở Lào mỗi năm chỉ có 2 mùa, mùa khô và mùa mưa. Mỗi mùa được chia đều qua 6 tháng. Trong 6 tháng ấy, dường như đã thấm cơn khát để hôm nay bùng dậy đón nước cho vạn vật sinh sôi.

Đầu năm, người ta cầu cho nhau bằng nước và từ nước. Theo quan niệm, nước đem lại sự sống và chính nước sẽ gột rửa hết mọi ưu phiền xấu xa để tất cả bắt đầu hồi sinh, bắt đầu làm lại bằng sự sạch sẽ, trinh nguyên.

Ngày Tết, người Lào khắp nơi đổ về các ngôi chùa bản. Ở thủ đô Viêng Chăn, người ta đến với 9 ngôi chùa dọc sông Mê Kông để làm lễ tắm phật. Là đất nước coi đạo phật là Quốc đạo, nên từ những người tước vị quyền thế cũng đều đến nơi này. Không phân biệt thành phần giàu nghèo, lúc này chỉ có là phật tử. Bằng cái tâm của mình, hòa chung mọi điều cầu ước. Mỗi người tự cầu cho mình, vừa cầu mong mọi sự tốt lành giầu sang sẽ đến với người thân và cả xã hội. Những điều cầu chúc ấy, kèm với nước Phật sẽ minh chứng cho mọi tấm lòng. Chính vì thế mỗi người đã dùng nước té cho nhau chúc phước.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở đất nước triệu voi.

Ngày tết, ở chùa là chốn thiện tâm của tất cả mọi người, nên ai nấy cũng phải giành thời gian đến chùa. Sau khi làm lễ hết 9 chùa, họ chúc tết nhau trên đường bằng những làn nước mát, mọi người mới trở về nhà mình để làm lễ buộc chỉ cổ tay.

Trong một năm, con người vất vả mưu sinh và gặp nhiều điều trắc trở về tiền tài và sức khỏe, thì lễ này cầu ước những điều may mắn sẽ đến trong năm mới. Những rủi ro, ưu phiền sẽ được xua đi hết. Năm mới sẽ là năm bắt đầu của sự may mắn giầu sang và khỏe mạnh. Thường thì, ngày đầu năm mới, con cháu trong nhà làm lễ buộc chỉ cổ tay cho ông bà, cha mẹ để tỏ lòng hiếu nghĩa.

Người dân Lào song song với việc Lễ hội té nước là đi vào trong các ngôi chùa để làm lễ, xin ơn. Sau đó, họ lại tiếp tục vui chơi, cầu chúc cho nhau trên đường phố. Làm được điều ấy, có nghĩa là sự may mắn sẽ đến với mình. Nếu như té nước được càng nhiều người thì tin rằng năm ấy ước gì được nấy, nên ai cũng phải tham gia. Trên đường phố mọi người chúc nhau bằng những vòi rồng nước, thể hiện lời chúc đậm đà. Mặc dù ướt sũng dưới nắng trời gay gắt, du khách vẫn vui và cảm thấy mình hạnh phúc.

Dọc bờ sông Mê Kông trong nội đô thủ đô Viêng Chăn, chị Ngô Đào - du khách Việt chia sẻ: “Đây là hội tưới nước hay còn gọi là Bun Song - kan, theo phong tục Lào, mỗi năm được tổ chức một lần, vào tháng 4 từ ngày 14 đến 16 hàng năm. Bà con cùng nhau đến tắm gội cho mọi xấu xa, rủi ro trôi theo dòng nước đi hết, để nhận lại những điều mới mẻ tốt lành trong năm mới”.

Lễ hội té nước mừng năm mới với hàng vạn người dân Lào và du khách các nước có mặt ở thủ đô Viêng Chăn ăn mừng năm mới bằng những màn âm thanh khắp phố, cùng với đó là bia, rượu, thịt, cá.... để mọi người không trừ một ai có mặt đều hòa mình để thưởng thức một cái Tết ấm cúng hơn.

Khắp các con phố ở Thủ đô Viêng Chăn trở nên tấp nấp hơn khi hàng vạn chiếc xe ô tô các loại chở theo hàng ngàn nam thanh nữ tú, chở theo những phi, can nước rong ruổi khắp phố để được té nước cho nhau.

Họ cầu mong một năm mới tốt lành, làm ăn được gặp nhiều may mắn, con cái học hành thành đạt... Từ thành phố đến thôn quê, trên những triền sông đều diễn ra không khí đón tết tưng bừng náo nhiệt. Tết Bun - pi - may năm nay ắt hẳn cả nước Lào sẽ gặt hái những niềm vui mới, thắng lợi mới.

Dưới đây là một số hình ảnh "Đắm say cùng Lễ hội té nước ở đất nước triệu voi" được PV Dân trí ghi lại tại thủ đô Viêng Chăn:


Trước đây Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Một. Tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời gian ngày thường dài hơn đêm, ngày dài nhất có thể đến 14 tiếng 24 phút.

Trước đây Tết Lào được tổ chức vào ngày đầu tiên của tháng Một. Tuy nhiên, thời điểm đó vào mùa đông, không thích hợp cho phong tục té nước nên ngày này đã được chuyển sang thời điểm nóng nhất trong năm. Đây cũng là thời gian ngày thường dài hơn đêm, ngày dài nhất có thể đến 14 tiếng 24 phút.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 2
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 3
Trung tâm thủ đô Viêng Chăn nhìn từ trên đỉnh tháp 5 tầng.
Trung tâm thủ đô Viêng Chăn nhìn từ trên đỉnh tháp 5 tầng.
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 5
Hoa sử dụng trong những ngày này được xem là điềm may mắn, có hai loại hoa: hoa muồng (bò cạp vàng,hoa hoàng hậu) được người dân cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.
Hoa sử dụng trong những ngày này được xem là điềm may mắn, có hai loại hoa: hoa muồng (bò cạp vàng,hoa hoàng hậu) được người dân cột vào xe và treo trên nhà để cầu may mắn. Còn hoa Champa được người dân kết thành chùm hay cài trên tóc để cầu mong điều phước lành.
Ngày tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.
Ngày tết khách đến xông nhà được chủ nhà buộc vào cổ tay một vòng chỉ xanh hoặc đỏ, biểu tượng hạnh phúc và sức khỏe.
Nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu may mắn cho năm mới.
Nghi thức buộc chỉ cổ tay cầu may mắn cho năm mới.

Một cô gái Nhật ở lễ hội té nước ngày Tết Lào.
Một cô gái Nhật ở lễ hội té nước ngày Tết Lào.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 10
Du khách phương Tây đón nhận lộc bằng những giọt nước.
Du khách phương Tây đón nhận lộc bằng những giọt nước.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 12

Hoá trang trong lễ hội.
Hoá trang trong lễ hội.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 14

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 15
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 16
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 17
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 18
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 19
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 20
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 21
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 22
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 23
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 24
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 25
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 26
Du khách thắp hương cầu năm mới tại khu tháp Thạt Luổng. Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.
Du khách thắp hương cầu năm mới tại khu tháp Thạt Luổng. Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào. Thạt này được xây từ năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ 13. Bên ngoài ngôi chùa được dát vàng.

PV Dân trí cùng đắm say trong lễ hội té nước ở thủ đô Viêng Chăn.
PV Dân trí cùng đắm say trong lễ hội té nước ở thủ đô Viêng Chăn.

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 29
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 30
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 31
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 32
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 33
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 34
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 35
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 36
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 37
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 38
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 39

Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 40
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 41
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 42
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 43
Đắm say cùng Lễ hội té nước ở "đất nước triệu Voi" - 44
Đắm say cùng lễ hội té nước đường phố ở thủ đô Viêng Chăn.
Đắm say cùng lễ hội té nước đường phố ở thủ đô Viêng Chăn.

Hầu hết dân chúng Lào theo Phật giáo Nam Tông. Người Ki tô giáo và Tin Lành chiếm khoảng 2% dân số. Các nhóm thiểu số tôn giáo khác bao gồm những người thực hành đức tin Baháí, Hồi giáo, Phật giáo Đại thừa, và Nho giáo. Một số lượng rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào.
Hầu hết dân chúng Lào theo Phật giáo Nam Tông. Người Ki tô giáo và Tin Lành chiếm khoảng 2% dân số. Các nhóm thiểu số tôn giáo khác bao gồm những người thực hành đức tin Bahá'í, Hồi giáo, Phật giáo Đại thừa, và Nho giáo. Một số lượng rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào.

Nguyễn Duy

Từ thủ đô Viêng Chăn