"Cụ" xoài 300 năm ở xứ "Công tử Bạc Liêu" 5 người ôm thân cây không hết

Huỳnh Hải

(Dân trí) - "Cụ" xoài này đến nay đã sống hơn 300 năm và là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ cao nhất ở xứ "Công tử Bạc Liêu" được chăm sóc, bảo tồn.

Cận cảnh "cụ" xoài cổ thụ 300 năm ở Bạc Liêu

Theo tài liệu lịch sử của Trung tâm Văn hóa - Thể thao TP Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), khoảng năm 1680, có cư dân đến đây (ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu ngày nay) sinh sống, đã thấy cây xoài lớn hơn một người ôm.

Tại đây là vùng đất ven biển nước mặn quanh năm, nhưng ở dưới gốc cây xoài lại có mạch nước ngọt ngầm giúp cây xoài xanh tốt quanh năm. Người dân nơi đây đào hố để lấy nước ngọt sinh hoạt.

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 1

"Cụ" xoài này đến nay đã sống hơn 300 năm

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 2

"Cụ" xoài cổ thụ cao 15m, đường kính 1,92m.

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 3

Thân cây nhiều người ôm mới xuể

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 4

Đây là cây xoài cổ thụ có tuổi thọ cao nhất ở xứ "Công tử Bạc Liêu" được chăm sóc, bảo tồn.

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 5
Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 6

Tính ra đến nay "cụ" xoài đã khoảng 340 năm tuổi, nhưng vẫn xanh tốt, hiện đang ra hoa, kết trái.

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 7

Ở bên dưới gốc cây, người dân lập 1 ban thờ nhỏ. 

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 8

Cây xoài có giá trị về mặt văn hóa - lịch sử, được công nhận là cây di sản Việt Nam. 

Cụ xoài 300 năm ở xứ Công tử Bạc Liêu 5 người ôm thân cây không hết - 9

Du khách đến tham quan, chụp ảnh lưu niệm bên "cụ" xoài.

Theo sử liệu, cuối thể kỷ XVII, nơi đây khi còn rừng rậm, hoang sơ, có một con cọp (hổ) sinh sống, được người dân tôn là thần Hổ. Cứ đến ngày 28/7 âm lịch hàng năm, người dân cúng cho con cọp một con heo (lợn) sống ở gần gốc cây xoài để cầu sự bình an.

Về sau, thấy con cọp mất một chân do mắc bẫy, nên người dân cúng cho con cọp một con heo đã được giết mổ sẵn, với quan niệm con cọp chỉ còn 3 chân nên rất khó khăn bắt con heo còn sống để ăn thịt. Dần sau này, người dân không còn thấy con cọp xuất hiện nữa.

Tuy nhiên, hàng năm vào ngày 28/7 âm lịch, người dân vẫn cúng heo nhưng không cúng nguyên con mà chỉ cúng một đầu heo luộc chín. Việc cúng lễ vật cho thần Hổ gần gốc cây xoài này dần trở thành tín ngưỡng dân gian của người dân địa phương.