Con khỉ dữ cắn du khách trên đỉnh Sơn Trà từ đâu ra?

Ngày 19.3, lực lượng kiểm lâm Đà Nẵng đã triển khai lực lượng bắt con khỉ xuất hiện, cắn du khách trong vài qua trên đỉnh Bàn Cờ (bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà). Tuy nhiên, đến cuối chiều cùng ngày, vẫn chưa bắt được con khỉ vì khó tiếp cận.

Con khỉ này cũng không đi đâu xa mà chỉ quanh quẩn quanh đỉnh Bàn Cờ. Ông Lê Văn Nhì - Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng - cho biết sẽ tiếp tục tìm phương án bắt con khỉ để đảm bảo an toàn cho du khách tham quan.

 
Con khỉ dữ cắn du khách trên đỉnh Sơn Trà từ đâu ra?


Trao đổi với PV Lao Động vào chiều 19.3, ông Trần Hữu Vỹ - Giám đốc Trung tâm bảo đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet) - chuyên gia chuyên nghiên cứu về các loài khỉ - cho biết: “Qua hình ảnh và thông tin trên báo chí, nhiều khả năng con khỉ là do người dân thả lại. Vì thứ nhất, biểu hiện luôn muốn gần con người để kiếm thức ăn chứng tỏ con khỉ này đã được nuôi dưỡng trước đó một thời gian. Thứ hai, các nghiên cứu gần đây cho thấy, không ghi nhận loài khỉ này tồn tại ở bán đảo Sơn Trà”.

 

Theo ông Vỹ, con khỉ này gọi tên chính xác là khỉ đuôi lợn bắc (tên khoa học là Macaca leonina), thuộc nhóm quý hiếm 2B, có trong danh mục sách đỏ và cần được bảo vệ. Vùng phân bố của loài khỉ này có từ bắc đến nam nhưng vài chục năm nay, cá thể khỉ này giảm gần số lượng. Ở bán đảo Sơn Trà hiện nay chỉ phát triển mạnh loài khỉ vàng. Khỉ đuôi bắc là 1 trong 5 loài khỉ hiền nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, có thể do con người trêu chọc nên nó tự vệ.

 

Ông Vỹ cho rằng: “Con khỉ đuôi lợn bắc này chắc chắn sẽ không vào rừng, vì nó không nhập được bầy đàn nào, theo tôi nên đưa con khỉ này về công viên 29.3 (TP Đà Nẵng) chăm sóc, nuôi dưỡng”.

 

Trong khi đó, ông Lê Văn Nhì - Phó chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm Đà Nẵng - cho biết, hướng xử lý của đơn vị là thả cá thể này vào rừng sâu để nó không cắn du khách nữa.

 

Chùm ảnh vây bắt con khỉ xuất hiện cắn du khách trên đỉnh Bàn Cờ (bán đảo Sơn Trà):
 
Theo


Theo


Theo
 
Theo Nhiệt Băng
Lao động